Hãng Luật Anh Bằng. Quy định về Kháng cáo, Kháng nghị tại cấp xét xử Phúc thẩm.

Quy định về Kháng cáo, Kháng nghị tại cấp xét xử Phúc thẩm.

1. Thế nào là Kháng cáo, Kháng nghị.
Kháng cáo là hoạt động tố tụng của đương sự và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật trong việc yêu cầu tòa án cấp trên xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm.

Để bảo đảm việc giải quyết vụ án đúng pháp luật, pháp luật quy định viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát hoạt động tố tụng xét xử của Tòa án. Khi không đồng ý với bản án, quyết định giải quyết vụ án của tòa án cấp sơ thẩm, viện kiểm sát có quyền yêu cầu tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án. Việc viện kiểm sát yêu cầu tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp sơ thẩm được gọi là kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Kháng nghị theo thụ tục phúc thẩm là hoạt động tố tụng của viện kiểm sát theo quy định của pháp luật trong việc để nghị tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

Việc kháng cáo, kháng nghị của các chủ thể hiện nay được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 271 đến Điều 284 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Kháng cáo bảo đảm cho các đương sự có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước tòa án. Kháng nghị bảo đảm cho viện kiểm sát thực hiện có hiệu quả công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự. Kháng cáo, kháng nghị là điều kiện để tòa án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án sơ thẩm khi có dấu hiệu vi phạm về tố tụng, nhận định, phán quyết không đúng bản chất, pháp luật xâm phậm đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, của các bên có liên quan.

2. Người có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Theo quy định tại Điều 271 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm là:
1) Các đương sự;
2) Người đại diện của đương sự;
3) Cơ quan, tổ chức đã khởi kiện vụ án dân sự.
Theo quy định tại Điều 278 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người có quyền kháng nghị là viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và cấp trên trực tiếp.

3. Đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, cụ thể:
- Các bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.
Các quyết định khác của tòa án cấp sơ thẩm như quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định chuyển vụ án cho tòa án khác giải quyết, quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự, quyết định đưa vụ án ra xét xử không phải là đối tượng của kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm vụ án dân sự cũng như các vấn đề khác liên quan.

4. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
* Thời hạn kháng cáo.
Theo Điều 273 của BLTTDS 2015 về “Thời hạn kháng cáo” có quy định về thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án và thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày.
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
3. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.”
Thời hạn kháng nghị:
1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.
3. Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Quyền kháng cáo quá hạn của đương sự và các trường hợp kháng cáo quá hạn.
Nếu trong thời hạn này mà đương sự không thực hiện quyền kháng cáo của mình mà sau thời hạn đó mới thực hiện quyền kháng cáo thì thuộc trường hợp kháng cáo quá hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 275 của BLTTDS 2015.
Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.”
Chúng tôi trân trọng thông tin tới Quý Bạn đọc tham khảo *

Hãng Luật Anh Bằng (từ 2007), Chúng tôi hãng luật với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên về tư vấn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng trong tranh chấp dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, hành chính, lao động...; Kháng cáo phúc thẩm Bản án, Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; Khiếu nại Giám đốc thẩm, tái thẩm lại Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật... Quý vị có vấn đề bận tâm, băn khoăn liên quan, xin mời liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp và thụ hưởng dịch vụ Luật sư chuyên nghiệp, trách nhiệm, tận tâm. Điện thoại: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 (HC); 0913 092 912 - 0982 69 29 12 (24/7). Email: luatsuanhbang@gmail.com. Web: hangluatanhbang.vn. 
〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Dân sự | Đất đai | HNGĐ | Hành chính | Lao động | Kinh tế | Phúc thẩm | Giám đốc thẩm | Tái thẩm...
Trân trọng.

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam