Kháng nghị Giám đốc thẩm Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật

| GIÁM ĐỐC THẨM TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ. HÃNG LUẬT ANH BẰNG - CHUYÊN TƯ VẤN, SOẠN ĐƠN, HỒ SƠ KHÁNG NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM. Điện thoại: 0913 092 912 - 0982 692 912

Kháng nghị Giám đốc thẩm là phương thức kiểm soát của Tòa án cấp trên đối với hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án cấp dưới trong việc giải quyết các vụ án, từ đó góp phần giúp cho đội ngũ làm công tác xét xử sửa chữa sai lầm và có nhận thức đúng đắn hơn trong áp dụng pháp luật. Kháng nghị Giám đốc thẩm còn góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đương sự, củng cố lòng tin của người dân vào hệ thống cơ quan tư pháp, vào hoạt động xét xử của Tòa án. Kháng nghị giám đốc thẩm được xem là phương tiện để người dân tìm đến công lý trong giải quyết các tranh chấp và để bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Đương sự khi phát hiện được những vi phạm của pháp luật của Hội đồng xét xử khi tuyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ có quyền yêu cầu người có thẩm quyền xem xét kháng nghị giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 325 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015) quy định: Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ theo quy định của pháp luật.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

1. Về chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm:

Căn cứ theo Điều 331 BLTTDS 2015, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm:

- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

2. Về căn cứ, điều kiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

Như đã trình bày ở trên, để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải có các căn cứ, điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại Điều 326 BLTTDS 2015 nêu rõ một trong ba căn cứ sau:

Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

Thứ ba, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Người có thẩm quyền kháng nghị theo quy định kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ nêu trên và có đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 327 của Bộ luật này; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.

3. Về việc phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm:

- Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

- Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.

- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này.

4. Về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

- Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị.

- Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của BLTTDS 2015 và sau khi hết thời hạn kháng nghị đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của BLTTDS 2015, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

Trên đây là một số nội dung về kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Hãng Luật Anh Bằng trân trọng thông tin tới Quý Bạn đọc.

Dịch vụ pháp lý:

HÃNG LUẬT ANH BẰNG (Từ năm 2007), văn phòng giao dịch tại trung tâm Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, gần Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Hà Nội chuyên sâu cung ứng dịch vụ pháp lý, tư vấn việc xem xét, kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm tại Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Hà Nội; Tòa án, Vienj kiemr sát nhân dân tối cao, bao gồm:

» Nghiên cứ hồ sơ, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; đưa ra giải pháp, phương án đề nghị xét lại theo thủ tục Giám đốc thẩm;

» Tư vấn Đơn đề nghị xét lại, Kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

» Soạn thảo Đơn đề nghị xem lại theo thủ tục Giám đốc thẩm; lập luận đưa ra lý do, căn cứ chứng minh cho yêu cầu xét lại Giám đốc thẩm là có cơ sở, căn cứ hợp pháp;

» Nộp đơn, hồ sơ đề nghị xem lại theo thủ tục Giám đốc thẩm tại Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

» Theo đuổi đề nghị xem lại theo thủ tục Giám đốc thẩm, thúc giục Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định kháng nghị theo quy định của pháp luật;

» Sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý hồ sơ đề nghị xem lại theo thủ tục Giám đốc thẩm theo yêu cầu hợp lý của Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

» Phản biện, khiếu nại…trước yêu cầu không hợp lý của Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị xem lại theo thủ tục Giám đốc thẩm;

» Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đề nghị xem lại theo thủ tục Giám đốc thẩm là có cơ sở, căn cứ hợp pháp;

» Tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ tại phiên tòa xét xử Giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao (trong trường hợp tòa triệu tập đương sự).

Vì sao nên chọn Hãng Luật Anh Bằng ?

- Về trình độ, chuyên môn: Chúng tôi với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý với nền tảng kiến thức, trình độ chuyên môn cao ở hầu hết các lĩnh vực dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, hành chính, lao động, kinh doanh thương mại,... Có khả năng nghiên cứu, tư duy lập luận, phân tích, phản biện để đem đến cho Quý khách hành một giải pháp tối ưu và dịch vụ pháp lý hoàn hảo.

- Về kinh nghiệm: Hãng Luật Anh Bằng (since 2007) với nhiều năm kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trên phạm vi cả nước. Chúng tôi đã đưa ra những lập luận, phân tích chứng minh, phản biện để kháng nghị được chấp nhận thành công Giám đốc thẩm hàng trăm vụ án oan, sai về các lĩnh vực trong phạm vi cả nước.

- Về vị trí địa lý: Hãng Luật Anh Bằng có địa chỉ tại Phố Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, gần với Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (Ngõ 1 Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội); Viện kiểm sát nhân dân cấp cao Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (số 9 Phạm Văn Bạch, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) và Tòa án nhân dân tối cao (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) rất thuận tiện trong việc nộp đơn thư, làm việc, trao đổi trực tiếp.

Quý vị có vấn đề bận tâm, băn khoăn liên quan, xin mời liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp và thụ hưởng dịch vụ Luật sư chuyên nghiệp, trách nhiệm, tận tâm. Điện thoại: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 (HC); 0913 092 912 - 0982 692 912 (24/7).

Trân trọng.

〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư chuyên tư vấn | Soạn thảo Đơn thư | Hoàn thiện hồ sơ | Lập luận | Phản biện | Kháng nghị Giám đốc thẩm.

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam