Quy định về nơi cư trú của cá nhân - Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự.

Quy định về nơi cư trú của cá nhân - Xác định Tòa thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự.

1. Bàn về nơi cư trú của cá nhân.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 40 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.”
* Nơi cư trú của người chưa thành niên.
Căn cứ Điều 41 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ được cha mẹ đồng ý hoặc pháp luật quy định.”
* Nơi cư trú của người được giám hộ.
Căn cứ Điều 42 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
1. Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.
2. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định”
* Nơi cư trú của vợ, chồng.
Căn cứ Điều 43 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
“1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
2, Vợ chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thảo thuận”
* Nơi cư trú của quân nhân.
Căn cứ Điều 44 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
1. Nơi cư trú của quân nhân thực hiện nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng quân.
2, Nơi cứ trú của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Bộ luật này”
* Nơi cư trú của người làm nghề lưu động.
Căn cứ Điều 45 Bộ Luật Dân sự 2015 quy đinh:
Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Bộ Luật này”
Bên cạnh đó, Điều 12 Luật Cư trú 2006 sửa đổi bổ sung 2013 quy định:
1. Nơi cư trú công nhận là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thương trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
2, Trường hợp không xác định được cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
Và các trường hợp cụ thể trong Luật sư trú cũng tương đối giống với các quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015
Ngoài ra, khoản 1 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP giải thích về khái niệm cư trú như sau: “Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định ủa pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải đảm bảo điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.
2. Tòa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự.
Tranh chấp dân sự là vấn đề nổi cộm trong thời kỳ kinh tế có độ mở như hiện nay, số lượng vụ việc tranh chấp dân sự được Toà án nhân dân các cấp thụ lý, giải quyết ngày một gia tăng. Các tranh chấp dân sự này nếu không được giải quyết kịp thời, nhanh chóng sẽ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội, mất đi sự ổn định của đời sống dân sự ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội.
Tranh chấp dân sự được hiểu là những sự việc tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể liên quan đến đến đời sống dân sự được pháp luật quy định. Các loại tranh chấp dân sự thường gặp là tranh chấp đất đai, nhà ở, thừa kế, hôn nhân gia đình, hợp đồng...
* Các loại tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Theo Điều 26 BLTTDS các tranh chấp dân sự thuộc quyền giải quyết của Tòa án gồm:
1. Tranh chấp về quốc tịch Việt nam giữa cá nhân với cá nhân
2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính
8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai, tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo về và phát triển rừng.
10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự
13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đầu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự
14. Các tranh chấp khác về dân sự. trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật”
* Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
Tòa án nhân dân huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật Tố tụng Dân sự trừ tranh chấp quyddinhj tại khoản 7 Điều 26 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự
+ Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này
+ Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
* Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Căn cứ Điều 37 và Điều 38 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.”
* Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
1. Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;
b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
2. Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;
b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định hôn nhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
3. Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;
b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
4. Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;
b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này”.
3. Thẩm quyền của Tòa án theo nơi cư trú của bị đơn.
Khi khởi kiện vụ án dân sự, người khởi kiện có nghĩa vụ là phải cung cấp địa chỉ của bị đơn. Việc cung cấp địa chỉ của bị đơn trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, trong các vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng kinh tế, vay, mượn tài sản, thừa kế, đất đai… thì trường hợp bị đơn vắng mặt ở địa phương xảy ra tương đối nhiều. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho người khởi kiện và các Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình là nơi cư trú của bị đơn (Điều 39, Điều 40). Việc xác định nơi cư trú của bị đơn chính là cơ sở xác định thẩm quyền của Tòa án. Cũng trong Bộ luật Dân sự 2015, một trong những trường hợp Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại Khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này” có nêu “địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” tuy nhiên chưa đưa ra quy định pháp luật cụ thể về nơi cư trú của bị đơn.

Nhận thấy sự bất cập của quy định pháp luật về nơi cư trú của bị đơn, gây khó khăn cho nguyên đơn cũng như khó khăn cho công tác giải quyết vụ án dân sự, Nghị quyết số 04/2017 NQ- HĐTP ngày 05/05/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được đưa ra nhằm hướng dẫn một số quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tại Khoản 1 Điều 5 Nghị quyết này đã xác định nơi cư trú của người bị kiện (bị đơn), người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như sau:
a) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống thì nơi cư trú của họ là địa chỉ chỗ ở hợp pháp mà người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống theo quy định của Luật Cư trú;
b) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì nơi cư trú của họ được xác định theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;
c) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người nước ngoài, người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài thì nơi cư trú của họ được xác định căn cứ vào tài kiệu, chứng cứ do người khởi kiện cung cấp hoặc theo tài liệu, chứng cứ do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận;
d) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức có quốc tịch Việt Nam thì địa chỉ của cơ quan, tổ chức được xác định là nơi cơ quan, tổ chức đó có trụ sở chính hoặc chi nhánh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật;
Trường hợp cơ quan, tổ chức có quốc tịch nước ngoài thì địa chỉ của cơ quan, tổ chức được xác định căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện cung cấp hoặc theo tài liệu, chứng cứ do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận”.

Bên cạnh đó, Điểm đ Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng đã quy định cụ thể đối với trường hợp nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của người bị kiện không rõ thì phải ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện.

Như vậy, việc xác định địa chỉ nơi cư trú của bị đơn nhằm mục đích xác định thẩm quyền giải quyết vụ án theo lãnh thổ và thực hiện nghĩa vụ thông báo cho bị đơn biết việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Chính vì vậy, việc xác định địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện (bị đơn) có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Trân trọng gửi tới Quý Bạn đọc tham khảo *

〉〉 HÃNG LUẬT ANH BẰNG. Since 2007.Thương hiệu mạnh về dịch vụ Luật sư từ năm 2007. VPGD: P.905, tòa nhà CT4.5,ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 * Hotline GĐ: 0913 092 912 - 0982 69 29 12. Ls Bằng * Email: luatsuanhbang@gmail.com

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam