Quy định về thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp về Dân sự.

QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN TÒA ÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ DÂN SỰ.

Xác định tòa án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự có vai trò rất quan trọng, để có thể tiến hành khởi kiện vụ án dân sự khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp. Xác định đúng thẩm quyền tòa án, giúp cho việc thụ lý giải quyết vụ án được nhanh chóng, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm đạt hiệu quả tối đa.

1. Các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Những vụ án dân sự mà Tòa án nhân dân (TAND) có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự:

- Tranh chấp về dân sự quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015.

- Tranh chấp về hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 28 BLTTDS 2015.

- Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 BLTTDS 2015.

2. Thẩm quyền của Tòa án các cấp.

2.1. Thẩm quyền của TAND cấp huyện.

Căn cứ Điều 35 BLTTDS 2015 quy định TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp sau đây:

* Những tranh chấp không có yếu tố nước ngoài ( hoặc đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài):

- Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của BLTTDS 2015, trừ tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính

- Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của BLTTDS năm 2015;

- Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của BLTTDS năm 2015;

- Trường hợp ngoại lệ về tranh chấp yếu tố nước ngoài nhưng thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam khi yêu cầu giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Căn cứ  Điều 36 BLTTDS 2015 Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện:

- Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

- Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

2.2. Thẩm quyền của TAND cấp tỉnh:

- Giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài (đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài).

- TAND cấp tỉnh tự mình lấy các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện.

Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh:

- Tòa dân sự TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này; giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án mà bản án dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

- Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này; giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án mà bản án hôn nhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

- Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này; giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án mà bản án kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

- Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này; giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án mà bản án lao động chưa có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.

2.3. Thẩm quyền của TAND cấp cao:

- TAND cấp cao có thẩm quyền phúc thẩm vụ án mà bản án sơ thẩm của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;

- TAND cấp cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, TAND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

2.4. Thẩm quyền của TAND tối cao.

Điều 20, 22, 23 của Luật tổ chức TAND 2014 và Điều 337, 358 BLTTDS 2015, TAND tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.

3. Thẩm quyền theo lãnh thổ.

Căn cứ  Điều 39 BLTTDS 2015 thì Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định  như sau:

- Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm;

- Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn để giải quyết vụ án;

- Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Lưu ý: Thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ được quy định chi tiết với từng trường hợp cụ thể tại khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015. Trong trường hợp vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của các đương sự.

4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn.

* Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

- Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

- Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỤ ÁN DÂN SỰ.

1. Đối với vụ án Dân sự, kinh doanh thương mại.

- Tư vấn các quy định chung về pháp luật dân sự và các thủ tục tố tụng dân sự;

- Tư vấn và giải đáp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, tham gia giải quyết các tranh chấp tài sản.

- Tư vấn và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về vấn đề bồi thường thiệt hại do cây cối, súc vật, nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bồi thường do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm;

- Tư vấn các quy định về hợp đồng, phương án đàm phán giao kết hợp đồng bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và hỗ trợ giải quyết các tranh chấp hợp đồng;

- Tư vấn và hỗ trợ giải quyết đòi bồi thường trong hợp đồng và ngoài hợp đồng.

- Tư vấn các quy định pháp luật về thừa kế và giải quyết các tranh chấp thừa kế.

- Tư vấn và giải quyết các tranh chấp dân sự có yêu tố nước ngoài.

2. Đối với vụ án hôn nhân gia đình.

- Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành về căn cứ xác định tài sản chung/tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;

- Tư vấn giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn;

- Tư vấn giải quyết tranh chấp về phân chia tài sản để có cơ sở xác định nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đối với bên thứ ba: cá nhân cho vay tiền, trả nợ ngân hàng, trả nợ các cơ quan, tổ chức khác (nếu có);

- Tư vấn giải quyết các tranh chấp về phân chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền trên đất;

- Tư vấn giải quyết tranh chấp về phân chia tài sản là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng đưa vào để sản xuất kinh doanh;

- Tư vấn giải quyết các tranh chấp, nghĩa vụ tài chính liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

- Tư vấn pháp luật, các phương án giải quyết tranh chấp về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn sao cho đảm bảo quyền lợi ích tốt nhất cho các con;

- Tư vấn giải quyết các tranh chấp vấn đề xác định mức cấp dưỡng, lựa chọn phương thức cấp dưỡng phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho con, cũng như đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho người thực hiện cấp dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Tư vấn và đưa ra những rủi ro pháp lý có thể phát sinh, những bất lợi khi vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp về tài sản, tranh chấp về quyền nuôi con;

- Tư vấn về việc lập hồ sơ ly hôn khi hai vợ chồng có tranh chấp, kể cả trường hợp ly hôn đơn phương hay cả hai vợ chồng đồng thuận ly hôn nhưng lại không thỏa thuận được việc nuôi con, phân chia tài sản khi ly hôn;

- Tư vấn về việc xác định Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi hai vợ chồng có tranh chấp, phương thức nộp hồ sơ, thời gian giải quyết ly hôn khi có tranh chấp theo quy định của pháp luật;

- Tư vấn pháp luật về quy trình giải quyết các tranh chấp về ly hôn tại Tòa án.

3. Đối với các tranh chấp lĩnh vực đất đai.

- Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng đặt cọc, cho thuê, cho mượn nhà đất, tặng cho, chuyển đổi, thế chấp, góp vốn nhà đất… ;

- Tư vấn, giải quyết tranh chấp thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất, nhà ở;

- Tư vấn, giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất tại cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án,…

4. Soạn thảo các văn bản trong quá trình giải quyết tranh chấp.

- Soạn thảo đơn ngăn chặn tẩu tán tài sản, đơn yêu cầu cung cấp thông tin liên quan để thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp;

- Soạn thảo đơn khởi kiện đình kèm các tài liệu liên quan để gửi tòa án;

- Soạn thảo bản tự khai, đơn phản tố, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đơn yêu cầu định giá tài sản và các đơn từ khác trong quá tố tụng tại tòa án;

- Soạn thảo bản ý kiến pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng...

5. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

- Luật sư đại diện cho khách hàng theo ủy quyền tham gia tranh tụng tại tòa (Lưu ý: đối với vụ án ly hôn luật sư chỉ đại diện theo ủy quyền trong phần tài sản tranh chấp, quyền nuôi con trong vụ án);

- Luật sư tham gia tranh tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong các vụ án tranh chấp dân sự.

Trân trọng.

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * E : luatsuanhbang@gmail.com | Hotline GĐ : 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng | Web: hangluatanhbang.vn

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam