Quyền nuôi con khi ly hôn ? Thay đổi (giành) quyền nuôi con sau khi ly hôn ?

|  QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN ? THAY ĐỔI (GIÀNH) QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN ?

Khi ly hôn giữa các cặp vợ chồng thường sẽ xảy ra hai tranh chấp cơ bản đó là tranh chấp về tài sản và quyền được nuôi con. Vậy ai sẽ là người được quyền nuôi con ? Điều này đã được quy định cụ thể trong luật hôn nhân và gia đình 2014. Tình huống dưới đây để các Bạn được hiểu rõ hơn.

Anh Nguyễn Văn A và chị Trần Thị B kết hôn vào năm 2005. Hiện tại, anh A là chủ một nhà hàng 5 sao, còn chị B là trưởng phòng của một công ty môi giới nhà đất. Hai người có với nhau một cậu con trai 12 tuổi và một cô con gái mới được 32 tháng tuổi. Gần đây hai người nảy sinh nhiều mâu thuẫn và thường hay xảy ra cãi vã, cuối cùng cả hai đi đến quyết định ly hôn nhưng vẫn không thể thỏa thuận được về việc ai sẽ là người nuôi con.Giả sử hiện tại cả hai có đủ điều kiện để nuôi con.

Câu hỏi:
a, Trong trường hợp này Tòa án sẽ giải quyết cho ai được quyền nuôi con khi ly hôn ?
b, Sau khi có quyết định của Tòa án về quyền được nuôi con thì có thể tiếp tục thay đổi quyền nuôi con được không ?

Trả lời:
a, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giao dục con sau khi ly hôn.
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy dịnh của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn dối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ diều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo điều luật này Tòa án có thể giải quyết như sau: Vì cả anh A và chị B đều có đủ điều kiện để nuôi con nên theo khoản 3 Điều 81 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì chị B được quyền nuôi con gái 32 tháng tuổi. Còn về cậu con trai 12 tuổi thì cần phải xem xét xem nguyện vọng của cậu là muốn theo bố hay theo mẹ.

b,Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
1. Trong tường hơp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức dược quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con cho phù hợp với lợi ích của con.
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trược tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Theo quy định trên thì sau khi có quyết định của Tòa án về quyền được nuôi con thì vẫn có thể thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn. Tòa án sẽ giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 và phải có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại khoản 5. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự. Đặc biệt việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Để được tư vấn chính xác và đầy đủ hơn, Quý vị vui lòng liên hệ qua đường dây nóng vấn hôn nhân gia đình Hãng Luật Anh Bằng 24/7: 0982 69 29 12 - 0913 092 912 hoặc liên hệ qua Email: luatsuanhbang@gmail.com

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007. Chúng tôi, hãng luật hàng đầu tại Hà nội với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, nhà ở… Chúng tôi luôn nghiêm túc nghiên cứu toàn diện các quy định của pháp luật, chính sách, áp dụng triệt để các biện pháp hợp pháp, hợp lệ để bảo vệ tối đa có thể các quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ. Quý khách có nhu cầu về tư vấn pháp lý, sử dụng dịch vụ về dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, nhà ở…xin vui lòng liên hệ với chúng tôi - HÃNG LUẬT ANH BẰNG để được tư vấn trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo.

|  DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN VỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH.
- Tư vấn trình tự, thủ tục kết hôn trong nước, kết hôn có yếu tố nước ngoài;
- Tư vấn điều kiện, trình tự, thủ tục đơn phương ly hôn, thuận tình ly hôn, ly hôn có yếu tố nước ngoài; Soạn thảo đơn khởi kiện; thu thập tài liệu hoàn thiện hồ sơ khởi kiện ly hôn;
- Tư vấn, xác định tài sản riêng tiền hôn nhân; xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, nhập tài sản riêng thành tài sản chung vợ chồng;
- Tư vấn điều kiện, quyền nuôi con, cấp dưỡng; phân chia tài sản chung khi ly hôn; xác định tài sản của bên thứ ba trong khối tài sản chung như của bố, mẹ, con...
- Tư vấn các vấn đề khác liên quan tới Hôn nhân gia đình...
Trân trọng .
〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Hôn nhân gia đình | Ly hôn | Quyền nuôi con | Tài sản chung | Tài sản riêng | Luật sư bảo vệ án ly hôn...

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam