Tranh chấp thừa kế, Giải quyết tranh chấp thừa kế.

TRANH CHẤP THỪA KẾ - GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật không có quy định nào định nghĩa về tranh chấp thừa kế. Theo khoa học pháp lý thì tranh chấp thừa kế là việc mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế. Trong đó quan hệ thừa kế được hiểu là việc chuyển quyền sở hữu tài sản từ người mất cho những người được thừa kế.

Trên thực tiễn thì các tranh chấp thừa kế thường có các nội dung sau: Tranh chấp về thừa kế thường gồm các dạng tranh chấp về hàng thừa kế, tranh chấp di chúc thừa kế, tranh chấp về di sản thừa kế, tranh chấp buộc người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, tranh chấp về chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, tranh chấp xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác...

1. Một số vấn đề liên quan.
a. Di sản thừa kế.
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định tại Điều 612 Bộ Luật Dân sự 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được quy thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.
Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
b. Quy định về hàng thừa kế.
Khoản 1 Điều 651, Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
c. Hướng dẫn thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế.
Để xác định được thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế thì trước tiên phải xác định được yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế của nguyên đơn có phải là tranh chấp về bất động sản không.
+ Nếu yêu cầu của nguyên đơn là tranh chấp về bất động sản thì Tòa án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết khi tại địa bàn huyện có nhà đất của người để lại thừa kế; nếu di sản là bất động sản không nằm trên địa bàn huyện thì tòa án nhân dân huyện không có thẩm quyền giải quyết.
+ Nếu yêu cầu của nguyên đơn không phải là tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết được xác định theo Điều 35, Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
2. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp về thừa kế.
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc giải quyết tranh chấp thừa kế tại TAND quận/huyện nơi có thẩm quyền.
Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.
3. Thời hiệu giải quyết tranh chấp về thừa kế.
Ðiều 623 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau:
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Trân trọng gửi tới Quý Bạn đọc tham khảo *
HÃNG LUẬT ANH BẰNG. Từ năm 2007. Chúng tôi hãng luật với kinh nghiệm hoạt động tư vấn trong lĩnh vực pháp lý trong nhiều năm về các lĩnh vực: Dân sự, Đất đai, Nhà ở, Hôn nhân gia đình, Lao động, Hành chính, Kinh doanh thương mại, Hình sự; Tranh chấp Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh tế, Lao động, Hành chính..Hãng Luật Anh Bằng với đội ngũ Luật sư chuyên sâu, dày dạn kinh nghiệm trong thực tế tư vấn, giải quyết hàng nghìn vụ việc phát sinh trên mọi lĩnh vực chắc chắn sẽ mang lại những tham vấn pháp lý chuẩn mực, chất lượng cho Quý Thân chủ và sự yên tâm, giao phó khi sử dụng dịch vụ Luật sư của chúng tôi. Quý Khách có nhu cầu vui lòng liên hệ: Điện thoại: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 (HC): Hotline: 0913 092 912 * 0982 69 29 12 (24/7) - Ls Bằng GĐ. Email: luatsuanhbang@gmail.com.
Trân trọng.
Hãng Luật Anh Bằng | Dân sự | Đất đai Nhà ở | Hôn nhân gia đình | Hành chính | Lao động | Kinh tế | Khiếu kiện

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam