Tranh chấp về dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại thì kiện ở tòa án nào, cấp nào ?

QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN TRONG XÉT XỬ, GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN, VIỆC DÂN SỰ, ĐẤT ĐAI, HÔN NHÂN GIA ĐÌNH, LAO ĐỘNG, KINH TẾ.

Thẩm quyền của tòa án trong các vụ án, việc dân sự là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và ra quyết định, phán quyết giải quyết các vụ việc đó theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự của tòa án. Việc nắm rõ thẩm quyền của tòa án đối với các vụ án dân sự, giúp người dân có nhận thức chính xác hơn về thẩm quyền của tòa án và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.

Căn cứ Bộ luật tố tụng Dân sự Việt Nam, tại chương III của bộ luật này Thẩm quyền của Tòa án bao gồm: Thẩm quyền xét xử theo loại việc, thẩm quyền xét xử theo cấp, thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của các bên đương sự. Cụ thể như sau:

1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án theo loại việc.

Điều 26 đến Điều 34, thẩm quyền xét xử của Tòa án gồm 4 loại việc như: vụ việc dân sự, vụ việc hôn nhân gia đình, vụ việc kinh doanh thương mại, vụ việc lao động và được quy định rất chi tiết tại Mục 1 Chương II.

1.1. Theo vụ việc dân sự:

Tòa án dân sự có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp theo quy định tại điều 26, 27 BLTTDS năm 2015 liên quan đến những tranh chấp về quốc tịch; quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản; giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự; quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, thừa kế tài sản; bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính; khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước năm 2012; tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật về đất đai, quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng; tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí; tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; tranh chấp về bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng kí mua tài sản; và các tranh chấp khác về dân sự.

1.2. Các yêu cầu về dân sự bao gồm:

Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó; Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết; Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án; Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam; Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự; Các yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

1.3. Theo vụ việc hôn nhân gia đình:

Toà án dân sự có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp liên quan đến: tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, chia tài sản sau khi ly hôn; chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tranh chấp về thay đổi trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ; tranh chấp về cấp dưỡng; tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn hoặc khi hủy hôn trái pháp luật; các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

1.4. Các yêu cầu về hôn nhân và gia đình:

Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn; Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi; Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình; Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án; Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình; Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;  Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật

1.5. Theo vụ việc về kinh doanh thương mại:

Tòa án dân sự có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp liên quan đến: tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lời nhuận; tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty; tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đồi hình thức tổ chức của công ty; các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tổ chức theo quy định của pháp luật.

1.6. Các yêu cầu về kinh doanh, thương mại:

Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại; Yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng Việt Nam, về hàng hải Việt Nam, trừ trường hợp bắt giữ tàu bay, tàu biển để đảm bảo giải quyết vụ án; yêu cầu công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, kinh doanh thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh của Trọng tài thương mại; Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

1.7. Theo vụ việc về lao động:

 Tòa án dân sự có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp liên quan đến: tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thực hiện thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định; tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải; tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết; tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm: tranh chấp về học nghề, tập nghề; tranh chấp về cho thuê lại lao động; tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn; tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động; tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp; các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuôc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

1.8. Các yêu cầu về lao động:

Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công; Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài; Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

2. Thẩm quyền xét xử của tòa án theo cấp.

2.1. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

a/. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp liên quan đến: tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình bao gồm:

Tranh chấp về quốc tịch; quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản; giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự; quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau trừ tranh chấp về quyền SHTT, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; thừa kế tài sản; bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước năm 2012; tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật về đất đai, quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng; tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí; tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; tranh chấp về bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng kí mua tài sản; và các tranh chấp khác về dân sự; tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, chia tài sản sau khi ly hôn; chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tranh chấp về thay đổi trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ; tranh chấp về cấp dưỡng; tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy hôn trái pháp luật; các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật; tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thực hiện thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định; tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải; tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết; tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm: tranh chấp về học nghề, tập nghề; tranh chấp về cho thuê lại lao động; tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn; tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động; tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp; các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuôc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

b/. Các yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện bao gồm:

Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó; Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết; Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án; Yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam; Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự; Các yêu cầu khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật; Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn; Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi; Yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình; Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án; Yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình; Yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật; Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật; Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công; Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Lưy ý, những tranh chấp, yêu cầu trên nếu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Tuy nhiên, tại Khoản 4 Điều 35 quy định nếu công dân cư trú ở Việt Nam kết hôn trái pháp luật, ly hôn hoặc xảy ra các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vưc biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuôc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

2.2.Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, còn lại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền tự mình lấy những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Bên cạnh đó, các tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Việc quy định cụ thể thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp nhằm hệ thống hóa việc tổ chức hệ thống tòa án nhân dân, giảm gánh nặng lên Tòa án từng cấp và tránh tình trạng vượt cấp hay thụ lý không đúng thẩm quyền.

2.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ.

Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ phải đảm bảo dựa trên cơ sở về việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án đực nhanh chóng, đúng thẩm quyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tạo điều kiện để Tòa án giải quyết vụ án.

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 39, Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau: Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết, Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định của Bộ luật này về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của đương sự.

2.4. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu.

a/. Trường hợp nguyên đơn lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp.

Nguyên đơn nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì:

Nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì:

Nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

b/. Trường hợp người yêu cầu lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp.

Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:

Đối với các yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầu giải quyết;

Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 29  thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết;

Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết.

Hãng Luật Anh Bằng, trân trọng được gửi tới Quý Khách hàng, Thân chủ, Bạn đọc quan tâm tham khảo. Nếu có bất kỳ vần đề bận tâm về thẩm quyền giải quyết của tòa án đối với các tranh chấp dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp kịp thời. Đường dây nóng tư vấn pháp luật toàn quốc 24/7: 0913 092 912 - 0982 692 912.

Trân trọng.

〉〉 HÃNG LUẬT ANH BẰNG | Luật sư tư vấn | Dân sự | Đất đai | HNGĐ | Lao động | Hành chính | Kinh doanh thương mại | Hình sự | Tranh tụng 

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * E : luatsuanhbang@gmail.com | Hotline GĐ: 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng | Web: hangluatanhbang.vn

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam