Trình tự, Thủ tục phân chia Di sản Thừa kế theo Di chúc, theo Luật.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC, THEO LUẬT: LUẬT SƯ CHUYÊN VỀ TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ - ĐẤT ĐAI.

Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” (theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015). Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó.

Thừa kế là sự kế quyền tổng hợp của những người sống đối với quyền, nghĩa vụ của người đã khuất. Việc thừa kế do người đã khuất để lại phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản, người hưởng di sản và các quy định của pháp luật. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, thừa kế được quy định tại Phần thứ tư của Bộ luật Dân sự 2015 từ Chương XXI đến Chương XXIV với tổng 54 điều luật về các quy định chung, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, thanh toán và phân chia di sản.

Việc phân chia di sản thừa kế (thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật) đều phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục phân chia di sản thừa kế do pháp luật quy định. Theo đó, trình tự, thủ tục chung bao gồm:

- Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận việc cử người quản lý do sản, người phân chia di sản, xác định quyền và nghĩa vụ của những người này, cách thức phân chia di sản. Mọi sự thỏa thuận của những người thừa kế pjải được lập thành văn bản (Điều 656, Bộ luật Dân sự 215). Như vậy, việc phân chia di sản thừa kế trước hết được tiến hành dựa trên sự thỏa thuận của những người thừa kế.

- Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế phải được ưu tiên thanh toán được quy định cụ thể tại Điều 658, Bộ luật Dân sự 2015.Sau khi thanh toán nghĩa vụ về tài sản do người đã khuất để lại theo thứ tự ưu tiên và các khoản chi phí khác có liên quan đến thừa kế, số tài sản còn lại sẽ được phân chia cho những người thừa kế.

+ Về nguyên tắc, phân chia di sản thừa kế đều được thực hiện theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện trình tự, thủ tục thì phân chia di sản theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật vẫn có sự khác nhau.

1. Đối với phân chia di sản theo di chúc:

Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân của người đã khuất nhằn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Việc phân chia di sản được thể hiện theo ý chí của người để lại di chúc, nếu di chúc không xác định rõ phần của từ người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người thừa kế được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác của những người thừa kế.

- Về tính hợp pháp của di chúc:

+ Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể (Điều 625, Bộ luật Dân sự 2015): người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể lập di chúc nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Khi lập di chúc, người lập di chúc phải tự nguyện, sáng suốt, minh mẫm, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.

+ Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội: nội dung của di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với các quy định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội.

+ Hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật: theo Điều 627, Bộ luật Dân sự 2015 quy định hình thức của di chúc có hai loại: di chúc bằng văn bản và di chúc miệng.

- Hiệu lực pháp luật của di chúc:

+ Di chúc có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế.

+ Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 643, Bộ luật Dân sự 2015.

- Trình tự, thủ tục phân chia di sản theo di chúc:

+ Ưu tiên đối với di sản dùng vào việc thờ cúng trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

+ Ưu tiên đối với di sản được di tặng (tặng cho người khác). Người được hưởng tài sản di tặng có quyền sở hữu đối với tài sản đó mà không phải thực hiện nghĩa vụ người chết để lại trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán các nghĩa vụ thì tài sản di tặng sẽ được dùng để thực hiện các nghĩa vụ còn lại của người đã khuất.

+ Nếu phát sinh trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì thì khi phân chia tài sản sẽ phân chia cho những người thừa kế này trước sau đó phần còn lại mới được phân chia theo di chúc.

*  Đối với phân chia di sản theo pháp luật:

- Những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

+ Không có di chúc;

+ Di chúc không hợp pháp;

+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

- Trình tự, thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật:

+ Di sản thừa kế chỉ được phân chia cho một hàng thừa kế theo thứ tự ưu tiên: hàng thừa kế thứ nhất; hàng thừ kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba.

+ Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người thừa kế hàng sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

+ Thừa kế kế vị: được áp dụng khi người thừa kế bị chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản chết.

Trên đây Hãng Luật Anh Bằng xin được thông tin tới Quý Bạn đọc trình tự, thủ tục phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc nắm được những quy định về việc phân chia di sản thừa kế giúp những người được hưởng di sản thừa kế chủ động trong việc thực hiện quyền thừa kế một cách hợp pháp. Để biết thêm thông tin chi tiết về trình tự, thủ tục phân chia di sản thừa kế, Quý bạn đọc có thể liên hệ với Hãng Luật Anh Bằng qua số điện thoại: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 (HC); đường dây nóng 0913 092 912 - 0982 69 29 12 (24/7) để được tư vấn và trợ giúp.

Trân trọng.

Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư chuyên | Tư vấn | Thừa kế | Di chúc | Phân chia Di sản | Theo Di chúc | Theo Luật | Tranh chấp thừa kế

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam