Xác định nơi cư trú của Bị đơn như thế nào ?

|  QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH NƠI CƯ TRÚ CỦA BỊ  ĐƠN. TƯ VẤN ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, TRÌNH TỰ KHỞI KIỆN TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN.

Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống (theo Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Dân sự 2015). Do đó, nơi cư trú của cá nhân được hiểu không chỉ là nơi cá nhân đó sinh sống hay nơi thực hiện các hoạt động, quan hệ xã hội mà đó còn là nơi cá nhân dùng làm căn cứ để thực hiện, xác lập và chịu ràng buộc về quyền và nghĩa vụ pháp lý trong nhiều trường hợp. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với riêng cá nhân đó mà cò có ý nghĩa trong quan hệ giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với công dân của mình. Tuy nhiên, việc xác định nơi cư trú của cá nhân trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn và bất cập, đặc biệt là xác định nơi cư trú của bị đơn trong vụ án dân sự.

Khi khởi kiện vụ án dân sự, người khởi kiện có nghĩa vụ là phải cung cấp địa chỉ của bị đơn. Việc cung cấp địa chỉ của bị đơn trên thực tế gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, trong các vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng kinh tế, vay, mượn tài sản, thừa kế, đất đai… thì trường hợp bị đơn vắng mặt ở địa phương xảy ra tương đối nhiều. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho người khởi kiện và các Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình là nơi cư trú của bị đơn (Điều 39, Điều 40). Việc xác định nơi cư trú của bị đơn chính là cơ sở xác định thẩm quyền của Tòa án. Cũng trong Bộ luật Dân sự 2015, một trong những trường hợp Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại Khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này” có nêu “địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” tuy nhiên chưa đưa ra quy định pháp luật cụ thể về nơi cư trú của bị đơn.

Nhận thấy sự bất cập của quy định pháp luật về nơi cư trú của bị đơn, gây khó khăn cho nguyên đơn cũng như khó khăn cho công tác giải quyết vụ án dân sự, Nghị quyết số 04/2017 NQ- HĐTP ngày 05/05/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được đưa ra nhằm hướng dẫn một số quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tại Khoản 1 Điều 5 Nghị quyết này đã xác định nơi cư trú của người bị kiện (bị đơn), người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như sau:

a) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống thì nơi cư trú của họ là địa chỉ chỗ ở hợp pháp mà người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống theo quy định của Luật Cư trú;

b) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam thì nơi cư trú của họ được xác định theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

c) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người nước ngoài, người Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài thì nơi cư trú của họ được xác định căn cứ vào tài kiệu, chứng cứ do người khởi kiện cung cấp hoặc theo tài liệu, chứng cứ do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận;

d) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức có quốc tịch Việt Nam thì địa chỉ của cơ quan, tổ chức được xác định là nơi cơ quan, tổ chức đó có trụ sở chính hoặc chi nhánh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật;

Trường hợp cơ quan, tổ chức có quốc tịch nước ngoài thì địa chỉ của cơ quan, tổ chức được xác định căn cứ vào tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện cung cấp hoặc theo tài liệu, chứng cứ do cơ quan có thẩm quyền cấp, xác nhận”.

Bên cạnh đó, Điểm đ Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng đã quy định cụ thể đối với trường hợp nơi cư trú, nơi làm việc, nơi có trụ sở của người bị kiện không rõ thì phải ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện.

Như vậy, việc xác định địa chỉ nơi cư trú của bị đơn nhằm mục đích xác định thẩm quyền giải quyết vụ án theo lãnh thổ và thực hiện nghĩa vụ thông báo cho bị đơn biết việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Chính vì vậy, việc xác định địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện (bị đơn) có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Hãng Luật Anh Bằng trân trọng được thông tin tới Quý Bạn đọc các quy định về xác định nơi cư trú, làm việc của bị đơn để xác định khởi kiện ở đâu, Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết để nộp đơn, hồ sơ khởi kiện nhằm tránh mất thời gian, công sức, tiền của khi nộp đơn kiện không đúng bị Tòa án trả lại hồ sơ khởi kiện. Có bất cứ vấn đề vướng mắc gì, Quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ tới Đường dây nóng tư vấn pháp luật để gặp luật sư tư vấn trực tiếp: 0982 69 29 12 - 0913 092 912Chúng tôi xin được được đồng hành cùng Qúy bạn đọc !

| DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN, SOẠN THẢO, HOÀN THIỆN HỒ SƠ KHỞI KIỆN, TRANH TỤNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI TẠI TÒA ÁN.

- Luật sư tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp Dân sự, Đất đai nhà ở, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Hành chính;

- Luật sư tư vấn, soạn thảo đơn phản tố, Đơn yêu cầu độc lập cho Bị đơn, Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về Dân sự, Đất đai nhà ở, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Hành chính;

- Luật sư tư vấn, sọan thảo Chúc thư, Văn bản giao thừa kế, hương hỏa, Văn bản phân chia tài sản, di sản, Biên bản họp gia đình, dòng tộc…;
-  Luật sư tư vấn, soạn thảo đơn Kháng cáo Bản án sơ thẩm; Đơn đề nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm đối với Bản án đã có hiệu lực pháp luật;

- Luật sư tư vấn, soạn thảo Đơn trình bày, Đơn đề nghị, Đơn yêu cầu, Bản tự khai, Đơn tường trình…cho nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về Dân sự, Đất đai nhà ở, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Hành chính;

- Luật sư tư vấn, soạn thảo Đơn Khiếu nại liên quan đến các Quyết định, hành vi của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; tổ chức, cá nhân có liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp, tổ chức;

- Luật sư tư vấn, soạn thảo Đơn trình bày, Đơn phản ánh, Đơn đề nghị, Đơn yêu cầu, Đơn trình báo, Đơn tố cáo.

- Luật sư tư vấn, soạn thảo Đơn thư phúc đáp, phản biện, lập luận, đối đáp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp, tổ chức trước các Quyết định, Hành vi, Công văn, Thông báo…  của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; tổ chức, cá nhân có liên quan khi trả lời, giải quyết đơn thư của công dân, doanh nghiệp, tổ chức;

- Luật sư tư vấn, soạn thảo Đơn trình báo, Đơn Tường trình, Đơn Khiếu nại, Đơn đề nghị, Đơn yêu cầu, Đơn kêu oai, Đơn Kháng cáo…cho Bị can, Bị cáo, các đương sự trong vụ án Hình sự;

- Luật sư tư vấn, sọan thảo Công văn, Thông báo, Tờ trình, Quyết định, Biên bản, Điều lệ, Quy chế, Hồ sơ nội bộ; các loại văn bản làm việc, giao dịch cho doanh nghiệp, tổ chức;

- Luật sư tư vấn, sọan thảo các loại Hợp đồng kinh tế (mua bán, gia công, xây lắp, dịch vụ…); Hợp đồng chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở; Hợp đồng tặng cho đất đai, Nhà ở; Hợp đồng lao động…;

- Luật sư Đại diện bảo vệ quyền lợi trong các  tranh chấp tại các quan Nhà nước;

- Luật sư đại diện  tranh tụng Bảo vệ quyền lợi trong các tranh chấp tại Tòa án các cấp;

- Luật sư đại diện tranh tụng Bào chữa án hÌnh sự tại Tòa án các cấp.

Trân trọng.

Hãng Luật Anh Bằng | Tư vấn | Điều kiện | Trình tự | Thủ tục | Khởi kiện | Tranh chấp | Tại Tòa án | Tranh tụng | Biện hộ | Bảo vệ quyền lợi

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam