Biện pháp Dân sự trong giải quyết tranh chấp về Sở hữu trí tuệ.

Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ - Biện pháp dân sự trong giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.
Cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ, các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ cũng xảy ra ngày càng nhiều hơn. Chính vì thế, việc đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết tranh chấp là điều vô cùng cần thiết. Một trong số các biện pháp phổ biến và được coi là hiệu quả nhất là biện pháp dân sự.
Vậy các biện pháp dân sự trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ gồm những biện pháp nào?


Biện pháp tự bảo vệ:
Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định như sau:

1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
4. Tổ chức, cá nhân là bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu được Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lạm dụng thủ tục đó phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra, trong đó bao gồm chi phí hợp lý để thuê luật sư. Hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hành vi cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu của thủ tục này.”.
Có thể thấy, biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ quyền của mình. Chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể sử dụng các biện pháp này bằng cách trực tiếp gặp chủ thể vi phạm hoặc sử dụng các phương thức khác như: gọi điện thoại, gửi thư qua bưu điện, gửi thư điện tử, Fax hoặc tiến hành những hành vi cụ thể để bảo vệ quyền sở hữu của mình. Người bị xâm phạm quyền sở hữu có thể lựa chọn áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.
Tuy nhiên, việc chủ thể áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của mình không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.
- Biện pháp tài phán dân sự: Các biện pháp này bao gồm:
+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
+ Buộc xin lỗi,cải chính công khai;
+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sư;
+ Buộc bồi thường thiệt hại;
+ Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
(Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009).
Có thể nói, tranh chấp quyền Sở hữu trí tuệ có tính chất đặc thù, đối tượng sở hữu là tài sản vô hình, vì thế việc giải quyết loại tranh chấp này dựa trên cơ sở nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định chung trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền và nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 79 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và theo quy định tại Điều 203 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009. Nguyên đơn chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng một trong các chứng cứ sau:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ;
- Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng; Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng;
- Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.
Ngoài việc đưa ra chứng cứ chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu thì nguyên đơn cần cung cấp thêm chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Về phía bị đơn thì trong vụ kiện về xâm phạm quyền đối với sáng chế là một quy trình sản xuất sản phẩm, phải chứng minh sản phẩm của mình được sản xuất theo một quy trình khác với quy trình được bảo hộ trong các trường hợp sau đây:
- Sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ là sản phẩm mới;
- Sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ không phải là sản phẩm mới nhưng chủ sở hữu sáng chế cho rằng sản phẩm do bị đơn sản xuất là theo quy trình được bảo hộ và mặc dù đã sử dụng các biện pháp thích hợp nhưng vẫn không thể xác định được quy trình do bị đơn sử dụng. (Điều 203 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009).
Trong trường hợp một bên trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chứng minh được chứng cứ thích hợp để chứng minh cho yêu cầu của mình bị bên kia kiểm soát do đó không thể tiếp cận được thì có quyền yên cầu Toà án buộc bên kiểm soát chứng cứ phải đưa ra chứng cứ đó.
Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 204 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:
1. Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;
b) Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.
2. Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
Như vậy, thiệt hại sẽ được xác định trên cả phương diện vật chất và tinh thần.
Mức bồi thường thiệt hại cũng được luật quy định cụ thể tại Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:
1.Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây:
a) Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
b) Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;
c) Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Toà án ấn định, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.
2. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.
3. Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.”
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Chúng tôi, Hãng luật Anh Bằng - Anh Bang Law (Since 2007), chuyên sâu với nhiều năm hoạt động tư vấn trong lĩnh vực Bảo hộ Sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Chúng tôi đã tư vấn, thực hiện đăng ký bảo hộ với hàng ngàn đơn đăng ký Quyền Sở hữu công nghiệp; giải quyết tranh chấp hàng trăm vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi các tỉnh thành cả nước, với đội ngũ Luật sư, chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi tự hào là Top những Hãng Luật hàng đầu và danh tiếng tại Hà Nội và Việt Nam về Sở hữu trí tuệ. Chúng tôi tự tin là Hãng luật cung cấp dịch vụ tư vấn giải pháp tối ưu, triệt để cũng như tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ Quyền Sở hữu công nghiệp nhanh gọn, chuẩn kết quả văn bằng bảo hộ; phương án, giải pháp tối ưu bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong vụ việc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi Điện thoại: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 (HC); Hotline 24/7: 0913 092 912 * 0982 69 2912 - 0906.222.161 Luật sư Bằng - Chuyên gia tư vấn SHTT.
Trân trọng.
〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư | Bảo hộ quyền tác giả | Quyền sở hữu công nghiệp | Bảo vệ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ...

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam