Hãng Luật Anh Bằng | Quy định về Nhượng quyền thương mại - Franchine

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | QUY ĐỊNH VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI - FRANCHINE.

Nhượng quyền thương mại là gì ?

Theo Điều 284 Luật Thương mại 2005 thì nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Điều kiện chung trong nhượng quyền thương mại.

Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định rằng: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”. Như vậy, để nhượng quyền, các bên phải ký kết hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng này phải được lập thành văn bản hoặc bằng các hình thức khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, hợp đồng nhượng quyền thương mại phải quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của cả hai bên là bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, và trách nhiệm đăng ký việc nhượng quyền với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Điều kiện đối với Bên nhượng quyền.

Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP.

- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định 35/2006/NĐ-CP.

Điều kiện đối với Bên nhận quyền.

Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền.

Quyền của thương nhân nhượng quyền:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:

+Nhận tiền nhượng quyền;

+Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;

+Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

Nghĩa vụ của thương nhân nhượng quyền:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:

+Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;

+Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;

+Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;

+Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;

+Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền.

Quyền của thương nhân nhận quyền:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:

+Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;

+Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:

+Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;

+Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;

+Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;

+Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;

+Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;

+Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;

+Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

Hãng Luật Anh Bằng, trân trọng được gửi tới Quý bạn đọc, khách hàng tham khảo; nếu có vấn đề pháp lý bận tâm vui lòng liên hệ với luật sư của chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp kịp thời. Đường dây nóng: 0913 092 912 – 0982692912

Trân trọng.

〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư tư vấn | Doanh nghiệp | Đầu tư | Sở hữu trí tuệ | Dân sự | HNGĐ | Kinh tế | Lao động | Hành chính | Tranh tụng | Đại diện ...

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * E : luatsuanhbang@gmail.com | Hotline GĐ: 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng | Web: hangluatanhbang.vn

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam