Quy định về cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh

QUY ĐỊNH VỀ CANH TRANH, CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

1. Cạnh tranh.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về canh tranh ở Việt Nam hiện nay bao gồm các văn bản pháp luật sau:

Thứ nhất, các văn bản luật được Quốc hội thông qua bao gồm:

- Hiến pháp năm 2013 (bao gồm các quy định liên quan đến chính sách kinh tế).

- Luật cạnh tranh năm 2018 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018).

- Bộ luật dân sự năm 2015 (bao gồm các quy định liên quan đến hợp đồng vô hiệu, đến quyền yêu cầu đình chỉ hành vi, bồi thường thiệt hại...).

- Ngoài ra, các quy định gián tiếp điều chỉnh hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp còn được thể hiện trong một số quy định của Luật thương mại năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2020, Luật đấu thầu năm 2013; Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật đầu tư năm 2020, Luật viễn thông năm 2009, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi năm 2010),...

Thứ hai, các văn bản dưới luật do Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh và các luật khác có liên quan đến hoạt động cạnh tranh.

Như vậy, việc điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, vấn đề cần xem xét là mối quan hệ giữa các văn bản khác nhau đó như thế nào khi cùng điều chỉnh các quan hệ có tính chất giống nhau ?. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật cạnh tranh năm 2018 thì Luật cạnh tranh điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh và áp dụng đối với việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế. Trường hợp luật khác như: Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi năm 2010), Luật thựơng mại năm 2005, Luật đẩu thầu năm 2013, Luật sở hữu trí tùệ năm 2005 (sửa đổi năm 2009) có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật cạnh tranh thì áp dụng quy định của luật đó.

Doanh nghiệp độc quyền là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 về đối tượng của luật cạnh tranh Luật cạnh tranh.

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.

Qua đó thấy được doanh nghiệp độc quyền cũng là đối tượng áp dụng của Luật cạnh tranh.

Trong tố tụng vụ việc cạnh tranh nếu có yêu cầu bồi thường thiệt hại, cơ quan cạnh tranh giải quyết như thế nào.

Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền; Ngoài ra còn có các hình phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều 117 Luật canh tranh, không có các quy định về biện pháp bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 6 NĐ 120 /2005, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường, việc bồi thường này được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Các nguyên tác cơ bản của luật cạnh tranh.

* Nguyên tắc tự do giá cả.

Giá cả là linh hồn của cạnh tranh, vì biểu hiện tập trung nhất của cạnh tranh chính là thông qua giá cả. Trong một nền kinh tế thị trường, về nguyên tắc, giá cả phải do thị trường quyết định. Việc hình thành giá phải là sự phản ánh kết quả của quá trình cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường. Về nguyên tắc, nhà nước không được can thiệp vào quá trình hình thành giá. Không thể nói đến cạnh tranh trong môi trường mà giá cả hàng hoá, dịch vụ do nhà nước ấn định. Nguyên tắc này có ngoại lệ là Nhà nước được phép can thiệp vào giá cả trong một số trường hợp nhất định.

* Nguyên tắc tự do cạnh tranh.

Tuy nhiên, tự do cạnh tranh không được hiểu là được sử dụng mọi biện pháp hoặc thực hiện mọi hành vi để lôi kéo khách hàng. Tự do nào cũng có giới hạn và nhiệm vụ của luật cạnh tranh chính là xác định những giới hạn đó: doanh nghiệp được sử dụng tất cả các biện pháp mà luật cạnh tranh không cấm để thu hút khách hàng. Các giới hạn đó bao gồm:

Thứ nhất, lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước. Dù áp dụng mô hình kinh tế thị trường tự do đến đâu thì quốc gia nào cũng nắm giữ trong tay những lĩnh vực độc quyền nhất định, đó thường là lĩnh vực kinh tế nhưng có liên quan đến an ninh quốc phòng, lĩnh vực thuộc về cơ sở hạ tầng mà tư nhân không có đủ khả năng để đầu tư (hệ thống đường quốc lộ, đường sắt,…) hoặc lĩnh vực mang tính phúc lợi xã hội, dịch vụ công cộng đòi hỏi đầu tư nhiều nhưng thu lợi nhuận ít mà tư nhân không muốn đầu tư,…Xét về mặt lô-gic, độc quyền nhà nước tự nó đã là yếu tố loại bỏ cạnh tranh.

Thứ hai, lĩnh vực được Nhà nước trợ cấp. Quốc gia nào cũng duy trì các biện pháp trợ cấp nhất định, về bản chất đó chính là những ‘‘cú huých’’ của nhà nước để vực dậy các doanh nghiệp trong một số ngành nghề đặc biệt (như bảo vệ di sản văn hoá…), trong một địa bàn nhất định hoặc trong một tình huống nhất định (thiên tai, khu vực bất ổn định…). Tuy nhiên, trợ cấp luôn là ‘‘con dao hai lưỡi’’, nếu lạm dụng thì nó có thể bóp méo thương mại, làm sai lệch cạnh tranh.

2. Cạnh tranh không lành mạnh.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì ?

“Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.”(Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018).

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm:

- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

+ Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

+ Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

- Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

- Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

- Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

+ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

+ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác. (Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018).

Về các biện pháp xử lý đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, căn cứ theo Điều 110 Luật Cạnh tranh năm 2018:

“Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.” Riêng đối với hình thức phạt tiền, Khoản 3 Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018.

Bên cạnh đó còn có các văn bản pháp luật cũng có quy định về các biện pháp xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong đó nổi bật là Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Đối với mỗi hành vi cạnh tranh không lành mạnh, căn cứ vào tính chất, mục đích, mức độ thiệt hại,.. ta có các hình thức xử phạt riêng. (Cụ thể: Điều 16 - 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP).

Hãng Luật Anh Bằng, trân trọng được gửi tới Quý bạn đọc, khách hàng tham khảo *. Quý khách hành, nếu có vấn đề pháp lý bận tâm vui lòng liên hệ với luật sư của chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp kịp thời. Đường dây nóng tư vấn pháp luật toàn quốc: 0913 092 912 - 0982692912

Trân trọng.

〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư tư vấn | Doanh nghiệp | Đầu tư | Sở hữu trí tuệ | Dân sự | HNGĐ | Kinh tế | Lao động | Hành chính | Tranh tụng | Đại diện 

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * E : luatsuanhbang@gmail.com | Hotline GĐ: 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng | Web: hangluatanhbang.vn

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam