Tranh chấp về tiền lương, phụ cấp, BHXH giải quyết ở đâu ? Trình tự, thủ tục như thế nào ?

TRANH CHẤP VỀ TIỀN LƯƠNG, PHỤ CẤP, BẢO HIỂM XÃ HỘI GIẢI QUYẾT Ở ĐÂU ? TRÌNH TỰ, THỦ TỤC NHƯ THẾ NÀO ?

Lao động là một trong những mối quan hệ cơ bản trong đời sống kinh tế xã hội. Vấn đề trọng tâm trong mối quan hệ lao động giữa các chủ thể tham gia là tiền lương, phụ cấp và BHXH. Hầu hết các tranh chấp xảy ra liên quan đến những vấn đề trên là rất phức tạp.

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 tranh chấp lao động được định nghĩa như sau: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động”.

Các loại tranh chấp lao động.

Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;

Tranh chấp lao động tập thể với người sử dụng lao động;

Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Vì vậy, người lao động và người sử dụng lao động cần nắm rõ những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

1. Về tiền lương, phụ cấp.

Tranh chấp về tiền lương, phụ cấp là việc phát sinh mâu thuẫn trong việc thỏa thuận về tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Căn cứ Điều 187, Điều 191, Điều 195 Bộ luật Lao động 2019, thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương, phụ cấp như sau:

Tranh chấp cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động:

- Giải quyết thông qua Hòa giải viên lao động;

- Hội đồng trọng tài lao động;

- Tòa án nhân dân.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền:

- Hòa giải viên lao động;

- Hội đồng trọng tài lao động;

- Tòa án nhân dân.

Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích:

- Hòa giải viên lao động;

- Hội đồng trọng tài lao động.

2. Về BHXH.

Tranh chấp BHXH là sự xung đột, mẫu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thể trong quan hệ BHXH về các vấn đề liên quan đến BHXH. Trong đó BHXH là “sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất khả năng thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” (Khoản 1 Điều 3 Luật BHXH 2014). BHXH gồm có loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện (Khoản 2,3 Điều 3 Luật BHXH 2014). Cần lưu ý khái niệm pháp lý về BHXH vì dưới góc độ kinh tế, xã hội, thuật ngữ BHXH được hiểu rộng là sự bảo đảm mang tính chất xã hội, phi lợi nhuận bao gồm cả bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, cứu trợ xã hội v.v…

Giải quyết tranh chấp BHXH là việc các chủ thể của tranh chấp, các cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền tiến hành các hoạt động theo một trình tự, thủ tục, nguyên tắc xác định để giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp.

Tranh chấp BHXH chủ yếu được giải quyết trong cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính, tố tụng hành chính và giải quyết tranh chấp lao động. Những vấn đề BHXH trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp lao động. Các vấn đề BHXH khác và liên quan đến trách nhiệm của cơ quan, tổ chức nhà nước thì được giải quyết theo cơ chế khiếu nại hành chính và tố tụng hành chính.

Phương thức giải quyết tranh chấp BHXH.

- Thương lượng;

- Hòa giải, đối thoại;

- Khiếu nại;

- Tố tụng.

Vì tranh chấp BHXH phức tạp, khó xác định là tranh chấp dân sự, tranh chấp lao động hay tranh chấp hành chính nên Tòa án nhân dân tối cao có Công văn số 105/TANDTC-PC-QLKH ngày 14/4/2016 hướng dẫn thẩm quyền giải quyết tranh chấp về BHXH: Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về BHXH giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động; Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về BHXH giữa người lao động, người sử dụng lao động với cơ quan BHXH; Về quyền của cơ quan BHXH đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH của người sử dụng lao động (trốn đóng BHXH, chậm đóng tiền BHXH).

3. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp.

3.1. Về tranh chấp tiền lương, phụ cấp:

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019, trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động như sau:

Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc  Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp về lao động tại Khoản 1 của Điều này.

Thời hạn: 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan có thẩm quyền.

Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;

Yêu cầu Tòa án giải quyết.

3.2. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động.

Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 188 của Bộ luật này. Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ trình tự, thủ tục của luật Tố tụng dân sự.

3.3.Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền: Tranh chấp về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh. Tranh chấp lao động tập thể về quyền được giải quyết qua: hòa giải tại hòa giải viên lao động (điều 192), hội đồng trọng tài lao động hoặc tòa án nhân dân (điều 193). Thời hiệu yêu cầu giải quyết đối với yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm, hội đồng trọng tài là 09 tháng và tòa án là 1 năm.

3.4. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: Đây là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động bao gồm: tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể hoặc khi một bên từ chối hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn luật định. Trình tự thủ tục được quy định tại điều 196, điều 197 Bộ luật lao động 2019.

Điều 196. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
-Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 188 của Bộ luật này.
- Trường hợp hòa giải thành, biên bản hòa giải thành phải bao gồm đầy đủ nội dung các bên đã đạt được thỏa thuận, có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
- Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 197 của Bộ luật này;
b) Tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công.”

Điều 197. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động.
- Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
- Khi các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Điều này thì tổ chức đại diện người lao động không được tiến hành đình công trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp.
Khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công.”

3.5. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp BHXH:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 200, Điểm d Khoản 1 Điều 201, Điểm c Khoản 1 Điều 203 của Bộ luật lao động năm 2012, Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động là tranh chấp lao động và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 205 của Bộ luật lao động năm 2019 thì:

“ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành giải quyết tranh chấp lao động.

“Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy, khi thụ lý, giải quyết các yêu cầu về bảo hiểm xã hội, các Tòa án cần lưu ý:

Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp mà các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn luật quy định mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp tập thể về quyền. Trường hợp này, Tòa án thụ lý giải quyết và xác định đây là vụ án lao động.

Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết tranh chấp mà các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và khởi kiện đối với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Tòa án thụ lý giải quyết và xác định đây là vụ án hành chính.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa người lao động, người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 18 và Khoản 2 Điều 20 của Luật bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 118 và Điều 119 của Luật bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của Luật này và Luật tố tụng hành chính đối với quyết định, hành vi hành chính của tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi có người khởi kiện đối với quyết định, hành vi hành chính của cơ quan bảo hiểm xã hội thì Tòa án thụ lý vụ án và xác định là vụ án hành chính.

Việc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với vụ án hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật tố tụng hành chính năm 2015.

Bài viết có tính chất tham khảo *

Mọi vấn đề pháp lý quan tâm về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, tranh chấp hợp đồng lao động, BHXH...xin mời liên hệ với Hãng Luật Anh Bằng để được tư vấn, trợ giúp kịp thời. Đường dây nóng tư vấn toàn quốc: 0982 692 912 - 0913 092 912

Trân trọng.

〉〉 HÃNG LUẬT ANH BẰNG | Luật sư tư vấn | Dân sự | Đất đai | HNGĐ | Lao động | Hành chính | Kinh doanh thương mại | Hình sự | Tranh tụng | Đại diện

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * E : luatsuanhbang@gmail.com | Hotline GĐ : 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng | Web: hangluatanhbang.vn

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam