Án Oan sai - Vai trò của Luật sư trong tố tụng.

|| ÁN OAN SAI - VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG

Một số vụ án Oan sai được minh oan gây chấn động dư luận như vụ Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Trần Văn Thêm, Trần Văn Vót... Dư âm và cộng hưởng của các vụ án oan sai này là chỉ số niềm tin của nhân dân vào cán cân công lý, công bằng và bình đẳng; là nỗi niềm day dứt, trăn trở về trách nhiệm trước nhân dân của các cơ quan Tư pháp - cơ quan tiến hành tố tụng.

Đặc điểm nổi bật, quan trọng của pháp luật là tính giáo dục, thuyết phục, hướng thiện; ngay cả tính trừng trị nghiêm khắc của pháp luật cũng có tính giáo dục, thuyết phục và răn đe trong đó. Nó giáo dục, thuyết phục chính người có hành vi vi phạm pháp luật, bị cáo, phạm nhân; nó răn đe những người có ý đồ thực hiện hành vi phạm pháp, những người đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm pháp, đang thực hiện hành vi phạm pháp; nó phòng ngừa, ngăn chặn cả những ý đồ, manh nha thực hiện hành vi phạm pháp; nó hướng hành vi con người vào lẽ phải, lẽ công bằng, việc thiện.

Tất cả giá trị cốt lõi trên của pháp luật chỉ đạt được trong tinh thần thượng tôn pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, việc áp dụng pháp luật đúng đắn và công bằng. Nếu ngược lại pháp luật không nghiêm khắc, không trừng trị những kẻ phạm tội, vi phạm pháp luật tương xứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm pháp, bỏ lọt tội phạm, hành vi phạm pháp, không bình đẳng trong việc áp dụng pháp luật, chủ quan, duy ý chí, nhìn nhận một chiều, máy móc, cứng nhắc trong việc áp dụng pháp luật và đặc biệt nguy hiểm là việc kết án, kết luận oan sai cho người vô tội, người không có hành vi phạm pháp thì toàn bộ giá trị của pháp luật là con số không, sẽ mất đi niềm tin của nhân dân vào Nhà nước, vào Pháp luật.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Việc oan sai trong hình sự (kết án cho người vô tội, quá nặng so với mức độ hành vi phạm pháp) để lại hậu quảdư âm đặc biệt nghiêm trọng, có thể không khắc phục được hậu quả (án tử hình đã được thi hành, người bị oan sai tự tử, đã chết, dẫn đến cái chết người thân của người bị oai sai…). Việc kết án oan sai là trà đạp lên những giá trị, nhân phẩm, nhân cách, cái tôi …của người vô tội; là việc tước đoạt đi quyền chính trị, quyền nhân thân, sự trong sáng hồn nhiên, cốt cách lương thiện, làm theo lẽ phải, lẽ công bằng của người vô tội; là sự tức tưởi, uất ức, oan ức…không giới hạn của người vô tội; là việc tước đi quyền hồn nhiên, trong sáng, bình đẳng…của gia đình, cha, mẹ, vợ, chồng, con, người thân của người vô tội. Án oan sai đó đã đóng sập mọi cánh cửa, ánh sáng, tia nắng …đối với người vô tội. Nó cướp đoạt đi quyền tự nhiên vốn có của vợ, chồng, con cái, cha, mẹ, ông, bà, người thân của người vô tội. Hậu quả và dư âm của nó trong lòng con người và xã hội không có gì bù đắp nổi, không guộc rửa được….

Không oan sai trong tố tụng; trong điều tra, truy tố và xét xử của các cơ quan tư pháp; trong quyết định, hành vi của các cơ quan hành chính Nhà nước; đảm bảo nguyên tắc tối thượng của pháp luật là mọi công dân, mọi tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật; pháp luật là cán cân, chuẩn mực của công lý, lẽ phải, lẽ công bằng…thì vai trò của Luật sư vô cùng quan trọng và là một mắt khâu bắt buộc trong đời sống kinh tế, xã hội.

Vai trò thể hiện ở chỗ: Trong hoạt động tố tụng, Luật sư với sứ mệnh duy nhất là bảo vệ, bào chữa cho quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình; Luật sư là một bên độc lập, đối trọng với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Các quan điểm, lập luận, cách nhìn …của Luật sư là hướng về bảo vệ, bào chữa, gỡ tội, vô tội, giảm nhẹ, lẽ phải, lẽ công bằng, bình đẳng… Nó có tác dụng rất lớn tới việc tiếp cận vấn đề, quan điểm, kết luận, quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Nó giúp cho kết luận, quyết định trong tố tụng được khách quan, chính xác và công bằng. Chắc chắn khẳng định rằng, nếu có sự tham gia của Luật sư trong hoạt động tố tụng thì ở đó không có oan sai, không có oan ức.

Trong đời sống dân sự, kinh tế xã hội, vai trò của Luật sư đặc biệt quan trọng nhất là trong giai đoạn kinh tế hội nhập sâu rộng toàn cầu như hiện nay. Luật sư với thiên sứ định hướng cho thân chủ (tổ chức, cá nhân) trong mọi hành động, việc làm là phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng pháp luật; thông qua Luật sư mà mọi công dân, tổ chức nắm bắt, hiểu và tuân thủ pháp luật một cách nhanh nhất, hiệu quả và tự nguyện. Luật sư trong hoạt động của mình cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước (đặc biệt là các cơ quan quản lý Hành chính Nhà nước) - đó chính là phản biện xã hội. Nó giúp cho hoạt động, quyết định, hành vi… của các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước mang tính khách quan, chính xác, công bằng và bình đẳng.

Kết luận: Qua phân tích, lập luận trên cho thấy rằng: Hiện nay, vai trò của Luật sư trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, hùng cường, dân chủ và hội nhập là đặc biệt quan trọng, là cấp thiết, là một mắt khâu không thể thiếu trong đời sống dân sự, kinh tế xã hội.

Trân trọng.

〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Dân sự | Đất đai | Hôn nhân gia đình | Lao động | Hành chính | Kinh tế | Hình sự | Thi hành án.

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, Ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459 | E : luatsuanhbang@gmail.com * Web: hangluatanhbang.vn | Hotline GĐ : 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam