Hãng Luật Anh Bằng. Tranh chấp đất đai - Nộp đơn giải quyết tại đâu ? UBND hay Tòa án ?

|  TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI - NỘP ĐƠN GIẢI QUYẾT TẠI ĐÂU ? UBND HAY TÒA ÁN ???

Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng cao cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, rộng khắp với tốc độ cao dẫn đến thị trường bất động sản hình thành và phát triển; giá đất được đẩy lên cao, đất đai là tài sản có giá trị và được đầu cơ, tích lũy. Thị trường bất động sản như một cơn sóng lớn, dồn dập, nhiều lớp tràn qua bề mặt yên bình, êm ả của nếp sống dân sự qua bao thế hệ hàng nghìn năm của bao chốn làng quê Việt Nam. Cơn sóng đó đã cộng hưởng, làm mất đi nếp sống yên bình, tình làng  nghĩa xóm, nhường nhịn, chia sẻ giữa các thành viên trong cộng đồng. Với sức hút ghê ghớm của đồng tiền, đặt vật chất lên trên hết, sự tư lợi, tranh giành ...diễn ra dẫn đến hậu quả các tranh chấp dân sự ngày một nảy nở và phát triển theo chiều hướng đi lên, trong đó nổi cộm lên, chiếm đa số là các tranh chấp vầ đất đai, nhà ở...

Tư vấn pháp luật, Trợ giúp pháp lý cho Nhân dân tại Văn phòng Hãng Luật Anh Bằng.

Tranh chấp như là những ung nhọt ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển của xã hội. Nó cần được giải quyết dứt điểm trọng nhất là tình cảm, sau đó là pháp luật nếu không giải quyết được về mặt tình cảm.

Vậy, theo quy định của pháp luật khi tranh chấp đất đai xảy ra thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết ? UBND (UBHC) hay Tòa án ? Trình tự, thủ tục như thế nào ?

Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2019 gồm 14 Chương với 212 Điều, tăng 7 Chương, 66 điều so với Luật đất đai năm 2003. Đây là Luật đất đai mới nhất và đang có hiệu lực thi hành, là luật gốc điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai.

Luật đất đai năm 2013 được coi là Luật tiến bộ nhất trong các thời kỳ, có nhiều điểm đổi mới đặc biệt quan trọng, đã khắc phục, giải quyết những tồn tại, hạn chế được cơ bản những bất cập của Luật Đất đai năm 2003. Một trong những điểm mới đáng chú ý của Luật đất đai năm 2013 là về giải quyết tranh chấp đất đai, việc giải quyết tranh chấp đã được quy định cụ thể, có nhiều điểm có lợi hơn cho người dân.

Cũng giống như Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 quy định về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai từ bước Hòa giải đến Khởi kiện cũng như thẩm quyền giải quyết ở từng giai đoạn. Tuy nhiên, Luật đất đai năm 2013 có những điểm mới đáng chú ý sau:

Về hòa giải tranh chấp đất đai, hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể:

Thứ nhất, Luật đất đai năm 2013 quy định về thời hạn hòa giải dài hơn so với luật đất đai năm 2003. Theo đó, thời gian hòa giải tranh chấp hiện nay là 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Trong khi Luật cũ quy định thời hạn hòa giải chỉ có 30 ngày. Như vậy, theo Luật đất đai hiện hành, thời hạn hòa giải tranh chấp được mở rộng thêm 15 ngày, tạo điều kiện cho các bên có thời gian tự thỏa thuận, thương lượng, cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, định hướng, tránh được việc phải khởi kiện ra Tòa.

Thứ hai, Quy định cụ thể trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện hòa giải. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc hòa giải được quy định cụ thể, chi tiết tại Khoản 1 Điều 88, Nghị định 43/2014/NĐ-CP cụ thể:

1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.”

Như vậy, Luật đất đai hiện hành quy định chi tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, điều này giúp thuận tiện hơn trong việc xác định nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, đồng thời, cũng dễ dàng hơn cho công dân trong việc xác định cơ quan có thẩm quyền để gửi đơn thư đề nghị giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, Pháp luật về đất đai hiện hành còn bổ sung thêm quy định Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành. Đây là điểm mới tiến bộ đáng chú ý của Luật đất đai mới nhất mà Luật đất đai năm 2003 chưa đề cập đến, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của các bên tranh chấp, tạo tối đa điều kiện thuận lợi cho các bên cùng thỏa thuận để giải quyết tranh chấp, giảm bớt gánh nặng cho Tòa án.

Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc tranh chấp đất đai gồm Tòa án nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Theo quy định của Điều 136 Luật Đất đai 2003 thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Đối với những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cũng không có các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân.

Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai tại  Điều 203. Trong đó khoản 1 của điều luật có nội dung: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 vẫn giữ nguyên nội dung các quy định tại khoản 1,2 và khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 và có sự bổ sung thêm một số trường hợp đó là:

Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ;

-  Giấy tờ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

-  Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này.

Tại khoản 2 Điều 203 quy định: Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai là Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai được mở rộng hơn, quy định này cũng cho thấy được sự tôn trọng và dân chủ, đảm bảo quyền lợi cho người dân, bảo đảm người dân có quyền lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp phù hợp và có lợi nhất cho mình.

Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những loại việc tranh chấp đất đai gồm:

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai;

- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất;

- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

Có thể thấy rằng, Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định tương đối rõ ràng và cụ thể về giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng và các vấn đề về quy định và sử dụng đất đai nói chung. Luật đất đai năm 2013 ban hành đã có những sửa đổi, bổ sung những điểm mới đáng chú ý, khắc phục, hạn chế được những mặt bất cập của Luật đất đai năm 2003. Là cơ sở để nhà nước quản lý đất đai hiệu quả, người dân sử dụng đất đai đúng mục đích và tuân thủ pháp luật, hạn chế mức thấp nhất những tranh chấp không đáng có xảy ra. Mặc dù vẫn còn những hạn chế, song không thể phủ nhận rằng, Luật đất đai năm 2013 là Luật điều chỉnh về đất đai hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay.

Trên đây, là những nội dung về những quy định mới nhất của Luật Đất đai 2013 về giải quyết tranh chấp đất đai. Quý vị, Quý Bạn đọc có vấn đề gì về tranh chấp đất đai, nên giải quyết như thế nào, bắt đầu từ đâu ?...Xin mời hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời theo đường dây nói: 0243.7.673.930 – 0243.7.675.594 (HC); 0913092912 - 0982692912 (24/7).

|  DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN, BẢO VỆ LIÊN QUAN TỚI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở.

- Tranh chấp Đất đai, Nhà ở liên quan tới Thừa kế, tặng cho, phân chia di sản;
- Tranh chấp Đất đai, Nhà ở liên quan đến mốc giới, ranh giới, diện tích;
- Tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, đặt cọc Đất đai, Nhà ở;

- Tranh chấp liên quan đến bồi thường tái định cư, hỗ trợ…khi Nhà nước thu hồi đất;

- Tư vấn về trình tự, thủ tục Hòa giải tranh chấp đất đai, nhà ở tại UBHC;

- Tư vấn Thủ tục, Hồ sơ Khiếu nại Quyết định hành chính về Đất đai, Nhà ở;

- Tư vấn Thủ tục, Hồ sơ Khởi kiện vụ án dân sự về tranh chấp Đất đai, Nhà ở;

- Tư vấn Thủ tục, Hồ sơ Khởi kiện vụ án Hành chính về Đất đai, Nhà ở;

- Soạn thảo, hoàn Hồ sơ Khiếu nại, Khởi kiện tranh chấp Đất đai, Nhà ở;
- Luật sư Đại diện bảo vệ quyền lợi tranh chấp đất đai tại các quan Nhà nước;
- Luật sư tranh tụng Bảo vệ quyền lợi tranh chấp đất đai tại Tòa án các cấp;

- Tư vấn, soạn thảo đơn kháng cáo phúc thẩm; Đơn đề nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm.

Trân trọng.

Hãng Luật Anh Bằng | Chuyên tư vấn | Giải quyết | Tranh chấp | Đất đai | Nhà ở | Khiếu nại | Khởi kiện | Biện hộ | Bảo vệ...

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam