Thẩm quyền giải quyết vụ án Hành chính. Khởi kiện vụ án hành chính tại đâu ?

THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH THEO LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH NĂM 2015.
Luật tố tụng hành chính năm 2015, được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Theo quy định tại các Điều 30; 31 và 32 của Luật thì thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh có sự thay đổi.
Theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, hệ thống Tòa án ở nước ta gồm có bốn cấp: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Tòa án cấp tỉnh) và Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Tòa án cấp huyện); Tòa án quân sự. Trong đó, Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện đều có chức năng xét xử sơ thẩm. Vì vậy, với một vụ án hành chính cụ thể, cần phải xác định thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án cấp nào, địa phương nào?
Điều 31. Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện ( Luật tố tụng hành chính 2015).
Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
3. Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.


Cụ thể: Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện: Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với tòa án.
Tòa án cấp huyện không giải quyết vụ án hành chính mà người khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện mà chỉ giải quyết khiếu kiện đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan chuyên môn; quyết định buộc thôi việc của thủ trưởng cơ quan tổ chức.
Việc hạn chế thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện nhằm khắc phục tính nể nang trong giải quyết vụ án hành chính mà một bên là Ủy ban nhân dân, Chủ tịch UBND cấp huyện nhất là những vụ cần hủy quyết định hành chính và để bảo đảm bảo tính hiệu quả, công bằng, minh bạch và thượng tôn pháp luật trong giải quyết các khiếu kiện hành chính.
Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh theo quy định tại Điều 32 của Luật.
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;
2. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.
3. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.
4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với tòa án.
5. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân thành phố Hồ Chí Minh.
6. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;
7. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với tòa án.
8. Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện. Như vậy, xét về nội dung của những quy định nêu trên thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh kế thừa gần như toàn bộ so với Luật tố tụng hành chính năm 2010. Theo đó Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử hành chính sơ thẩm đối với phần lớn các khiếu kiện không thuộc thẩm quyền xét xử hành chính sơ thẩm của Tòa án cấp huyện; đối với những khiếu kiện có người bị kiện ở Trung ương thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án có cùng phạn vi địa giới hành chính với người khởi kiện.
Ngoài ra, Luật Tố tụng hành chính không chỉ căn cứ vào dấu hiệu về địa giới hành chính của người bị kiện mà còn căn cứ vào dấu hiệu về nơi ban hành quyết định hay thực hiện hành vi bị khiếu kiện để xác định phạm vi các khiếu kiện thuộc thẩm quyền xét xử hành chính sơ thẩm của mỗi Tòa án trong cùng một cấp.
Trân trọng được gửi tới Quý Bạn đọc tham khảo.
Hãng Luật Anh Bằng (từ 2007), Chúng tôi hãng luật với gần nhiều năm kinh nghiệm, chuyên về tư vấn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng liên quan đến Khiếu nại, Khởi kiện Quyết định hành chính, Hành vi hành chính về Đất đai, Bồi thường, Hỗ trợ, Tái định cư, Lao động...Quý vị có vấn đề bận tâm, băn khoăn liên quan, xin mời liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp và thụ hưởng dịch vụ Luật sư chuyên nghiệp, trách nhiệm, tận tâm. Điện thoại: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 (HC); 0913 092 912 - 0982 69 29 12 (24/7). Email: luatsuanhbang@gmail.com. Web: hangluatanhbang.vn.
Trân trọng.
〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư bảo vệ | Tư vấn Đơn thư | Khiếu nại | Khởi kiện | Quyết định hành chính | Hành vi hành chính...

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam