Chậm nợ, Dây dưa, Trốn đóng quỹ Bảo hiểm xã hội - Trách nhiệm pháp lý ?

CHẬM NỢ, DÂY DƯA, TRỐN ĐÓNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI ? TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ?

Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH các địa phương đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trong phòng chống, xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH. Tuy nhiên, các hành vi nợ, dây dưa, trốn đóng và gian lận về BHXH và các loại bảo hiểm khác ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

- Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017);

- Nghị định số 95/2013/ND-CP (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 88/2015/ND-CP);

- Quyết định số 595/QD-BHXH ngày 14/4/2017 ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp; quản lý. Sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

2. Khái niệm:

a. Bảo hiểm xã hội.

Theo quy định Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội".

b. Nợ bảo hiểm xã hội.

Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 595/QD-BHXH về ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý. Sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định: "Nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: là tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với người lao động theo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng cho cơ quan BHXH. Tiền nợ bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng".

Như vậy, Nợ bảo hiểm xã hội là tiền phải đóng vào quỹ BHXH đối với người lao động theo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng cho cơ quan BHXH. Tiền nợ bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định của pháp luật nhưng đơn vị chưa đóng. Việc doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) nợ bảo hiểm xã hội không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động mà còn ảnh hưởng tới niềm tin và tính nghiêm minh của pháp luật.

3. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi chậm, nợ quỹ BHXH.

a. Trách nhiệm hành chính.

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 88/2015 NĐ-CP) quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng lao đông như sau:

Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này ;

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này".

b. Trách nhiệm hình sự.

Quy định tại Điều 216 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) tội danh về các hành vi vi phạm nợ BHXH bắt buộc coi như là tội phạm, cụ thể là Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động:

Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

- Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.”

Việc bổ sung về tội danh nêu trên đã tạo ra cơ sở pháp lý mạnh cho việc xử lý trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm, phần nào đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn và công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm.

Bảo hiểm xã hội một nguyên tắc cơ bản là có đóng có hưởng, vì vậy khi các doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội thì đương nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Trước mắt là quyền lợi khám chữa bệnh, thanh toán chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất.... Về phía doanh nghiệp khi nợ đọng, phải chịu tiền lãi do việc chậm đóng tiền bảo hiểm, sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Trên đây, là những giải đáp pháp lý cơ bản về trách nhiệm pháp lý khi Người sở dụng lao động chậm, nợ, dây dưa, trốn đóng quỹ BHXH. Nếu có bất kỳ vấn đề bận tâm nào và hoặc cần sự trợ giúp/sử dụng dịch vụ Luật sư Lao động - BHXH, xin Quý khách vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời. Điện thoại: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 (HC) - 0913 092 912 * 0982 69 29 12 (24/7).

Trân trọng.

Hãng Luật Anh Bằng | Trách nhiệm pháp lý | Chế tài xử lý | Hành vi chậm nợ | Dây dưa | Trốn nộp quỹ Bảo hiểm xã hội

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam