Quy định về Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể.

|  QUY ĐỊNH MỚI VỀ CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG,THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ. HÃNG LUẬT ANH BẰNG CHUYÊN DỊCH VỤ PHÁP LÝ VỀ LAO ĐỘNG - BẢO HIỂM XÃ HỘI. 

Hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đều được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, hợp đồng lao động chỉ là sự thỏa thuận giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động, còn thỏa ước lao động tập thể là sự thỏa thuận do tập thể lao động với người sử dụng lao động. Để hiểu rõ về các quy định mới về các loại hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, chúng ta cùng nhau tìm hiểu.

1. Hợp đồng lao động.                                         Hình ảnh: Nguồn internet

Việc xác định chính xác loại hợp đồng lao động sẽ có ý nghĩa lớn đối với việc giải quyết các tranh chấp lao động, nhất là đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. Để hiểu rõ về các loại hợp đồng lao động trước hiết cần phải biết thế nào là hợp đồng lao động. Trong Bộ luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực từ ngày 01/05/2013), khái niệm về hợp đồng lao động được quy định cụ thể tại

Điều 15 như sau: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.

Điều đó có nghĩa là mọi hợp đồng lao động đều được xây dựng trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, thiện trí, trung thực trong hợp tác giữ người lao động và người sử dụng lao động. Như vậy, việc ép buộc, lừa dối, đe dọa trong giao kết hợp đồng đều trái với quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động.

Theo quy định mới của pháp luật hiện hành, nhất là Luật Lao động 2012 thì hợp đồng lao động được chia theo thời hạn hợp đồng lao động. Theo đó, thời hạn hợp đồng là khoảng thời gian mà hợp đồng lao động phát sinh hiệu lực, các bên tham gia giao kết có sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ được xác định trong nội dung của hợp đồng lao động.Hợp đồng lao động hiện nay gồm có 3 loại:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Phân loại hợp đồng lao động được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:

1. Hợp đồng lao động phải được kết giao theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng (theo Bộ luật Lao động 2012). Hợp đồng lao động không xác định thời hạn thường được áp dụng đối với các công việc mang tính thường xuyên, lâu dài vì vậy có tác dụng ổn định lực lượng lao động trong đơn vi sử dụng lao động. Tuy nhiên, đối với loại hợp đồng này, người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do, vì vậy đối với người sử dụng lao động việc áp dụng loại hợp đồng này chưa hẳn là một ưu tiên trong lựa chọn.

Ví dụ: Anh A ký hợp đồng lao động với công ty X vào ngày 20/8/2018. Trong hợp đồng lao động chỉ thỏa thuận về thời hạn ký kết mà không có thỏa thuận về thời gian kết thúc hợp đồng. Do đó, hợp đồng này là loại hợp đồng lao không xác định thời hạn.

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Theo đó, khi hết hạn hợp đồng thì các bên phải chấm dứt hợp đồng lao động, nếu vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời gian 30 ngày (kể từ ngày hợp đồng hết hạn) hai bên phải ký hợp đồng lao động mới.

Trong trường hợp vẫn tiếp tục làm việc mà không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động đó sẽ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Ví dụ: Anh A ký hợp đồng lao động với công ty X vào ngày 1/1/2018 với thời hạn là 24 tháng. Sau khi thết thời hanh 24 tháng, nếu anh A và công ty X không muốn tiếp tục ký kết hợp đồng thì các bên sẽ chấm dứt hợp đồng lao động khi hết thời hạn theo hợp đồng đã ký.

- Bên cạnh đó còn có loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Loại hợp đồng này khi hết hạn hợp đồng mà vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng mới. Nếu không ký kết hợp đồng mới thì hợp đồng đó chuyển sang loại hợp đồng có thời hạn là 24 tháng.

Ví dụ: Anh A ký hợp đồng lao động với công ty bánh kẹo X ngày 3/8/2018 với công việc bán hàng bánh trung thu trong dịp Tết Trung thu. Sau khi Tết Trung thu kết thúc, hợp đồng lao động giữa công ty X và anh A sẽ chấm dứt. Do đó, đây là loại hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Như vậy, việc phân chia các loại hợp đồng theo thời hạn hợp đồng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia giao kết hợp đồng lao động, đặc biệt là người lao động; đồng thời cũng nhằm mục đích tạo ra nguồn lực lượng lao động ổn định, có chuyên môn, yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, việc phân chia lao động còn là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp lao động.

2. Thỏa ước lao động tập thể.

Thỏa ước lao động tập thể được hiểu: “là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể” (Điều 73 Bộ luật Lao động 2012). Như vậy, thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý chủ yếu để từ đó hình thành lên mối quan hệ lao động có tính tập thể, cộng đồng trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh theo pháp luật lao động.

Việc phân chia các loại thỏa ước lao động tập thể cũng có ý nghĩa quan trọng mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại thỏa ước lao động tập thể, tuy nhiên theo pháp luật hiện hành thì thỏa ước lao động tập thể được phân loại theo tiêu chí chủ thể ký kết và phạm vi áp dụng của nó. Theo cách này, “Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành…” (Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Lao động 2012). Đây là một điểm mới của Bộ luật Lao động 2012 so với Bộ luật Lao động 1994 (sửa đổi, bổ sung 2002, 2006, 2007).

- Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp là thỏa ước được ký kết giữa đại diện tập thể lao động của doanh nghiệp với người sử dụng lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động. Thỏa ước này không đòi hỏi bộ máy đàm phán phức tạp, được thực hiện dễ dàng bởi chỉ cần các bên có sự hiểu biết lẫn nhau nên dễ đi đến sự thống nhất, thương lượng dễ thành công. Đây cũng là loại thỏa ước lao động tập thể cơ bản và thông dụng nhất ở nước ta hiện nay.

- Thỏa ước lao động tập thể cấp ngành, liên ngành được ký kết giữa đại diện tập thể lao động của ngành, liên ngành với đại diện người sử dụng lao động của ngành, liên ngành đó. Thỏa ước lao động tập thể này được ký kết sẽ thống nhất được chế độ lao động, tiền lương trong phạm vi toàn ngành, liên ngành nên hạn chế được những tranh chấp, xung đột trong ngành, liên ngành. Tuy nhiên, việc ký kết thỏa ước này thường sẽ khó hơn những thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp vì nó đòi hỏi các doanh nghiệp trong cùng ngành, liên ngành phải tương đối đồng đều về điều kiện lao động cũng như sử dụng lao động và quá trình thương lượng, đàm pháp lâu, phức tạp hơn.

Như vậy, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp hay thỏa ước lao động tập thể ngành, liên ngành đều được ký kết với mục đích tạo nên cộng đồng quyền lợi và trách nhiệm giữa hai bên giao kết; nó góp phần điều hòa lợi ích, ngăn ngừa mâu thuẫn xung đột trong quan hệ lao động. Đây còn là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp lao động. Bên cạnh đó, nó còn là nguồn quy phạm đặc biệt bổ sung cho luật lao động.

Tóm lại, hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập đều là những bản giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động vì mục đích đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia. Đó cũng là những cơ sở pháp lý trong quá trình giải quyết các tranh chấp có liên quan.

Trên đây là bài viết tham khảo của chúng tôi về “Quy địnhmới về các loại hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể”. Mọi vấn đề thắc mắc về Luật Lao động bạn có thể liên hệ với các luật sư chuyên sâu của Hãng Luật Anh Bằng chúng tôi để biết thêm chi tiết. Điện thoại Luật sư tiếp nhận yêu cầu tư vấn, trợ giúp và sử dụng dịch vụ pháp lý: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 (HC); 0913092912 - 0982 69 29 12 (24/7).

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007. Chúng tôi, hãng luật hàng đầu tại Hà nội với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn, cung ứng các dịch vụ pháp lý về Lao động, tiền lương, Bảo hiểm xã hội. Chúng tôi đã tham vấn pháp lý, cung ứng dịch vụ cho hàng nghìn doanh nghiệp tại Hà nội và các tỉnh thành về Lao động tiền lương, Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể; thủ tục đăng ký Bảo hiểm xã hội, giải quyết các chế độ Bảo hiểm xã hội; giải quyết tranh chấp hợp đồng lao động, chế độ BHXH... HÃNG LUẬT ANH BẰNG luôn cẩn trọng, nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng để đưa ra các tham vấn, phương án, giải pháp tối ưu cho khách hàng. Triết lý hoạt động của chúng tôi là: || Tạo lập, nền tảng, vững bền || . Tạo lập một nền tảng pháp lý bền vững cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân.

|  DỊCH VỤ VỀ LAO ĐỘNG BẢO HIỂM XÃ HỘI.

- Tư vấn, soạn thảo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động theo đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên;

- Tư vấn lao động, tiền lương, mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH);

- Hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội lần đầu;

- Bàn giao hồ sơ và thẻ Bảo hiểm y tế, sổ Bảo hiểm xã hội;

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong các thủ tục báo tăng, giảm lao động và các chế độ bảo hiểm xã hội liên quan;

- Đại diện, trung gian hòa giải trong các tranh chấp về lao động, Bảo hiểm xã hội.
Trân trọng !

Hãng Luật Anh Bằng | Lao động | BHXH | BHYT | BHTN | Nội quy | Quy chế | Tranh chấp Lao động | BHXH...

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam