Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp Hợp đồng lao động.

QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG.

Giải quyết tranh chấp là hoạt động diễn ra sau khi có tranh chấp nhằm khôi phục những quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, củng cố và duy trì quan hệ lao động giúp các bên ổn định quan hệ lao động, tạo điều kiện cho các bên của quan hệ lao động cùng hợp tác và phát triển. Theo khoản 1 điều 179 Bộ luật lao động 2019 quy định về tranh chấp lao động: “Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.”
Việc giải quyết tranh chấp lao động cần phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định và những nguyên tắc đó được quy định tại điều 180 BLLĐ 2019. Để giải quyết tranh chấp lao động có rất nhiều phương thức. Cụ thể theo luật định bao gồm: (i) giải quyết trnh chấp lao độngthông qua thương lượng trực tiếp giữa các bên, (ii) giải quyết thông qua hòa giải, (iii) giải quyết theo thủ tục trọng tài và tòa án. Các bên có thể lựa chọn một trong số các phương thức nêu trên tùy vào mức độ phức tạp của mỗi tranh chấp lao động.

Cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo BLLĐ 2019 được quy định tại điều 187 đối với tranh chấp lao động cá nhân, điều 191 đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền và điều 196 đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Điều 187. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.

Điều 191. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
a) Hòa giải viên lao động;
b) Hội đồng trọng tài lao động;
c) Tòa án nhân dân.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.”

Điều 195. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
1. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
a) Hòa giải viên lao động;
b) Hội đồng trọng tài lao động.
2. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.”
Về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật Việt Nam sẽ được giải quyết theo cá nhân và tập thể. Cụ thể:

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại điều 188, điều 189 tranh chấp lao động cá nhân được giải quyết qua hai bước: hòa giải viên và giải quyết tại hội đồng trọng tài lao động hoặc tòa án theo thủ tục tố tụng. Thời hiệu theo điều 191 cho các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp cá nhân là 06 tháng yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải, 09 tháng đối với yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền: Tranh chấp về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh. Tranh chấp lao động tập thể về quyền được giải quyết qua: hòa giải tại hòa giải viên lao động (điều 192), hội đồng trọng tài lao động hoặc tòa án nhân dân (điều 193). Thời hiệu yêu cầu giải quyết đối với yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm, hội đồng trọng tài là 09 tháng và tòa án là 1 năm.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích: Đây là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động bao gồm: tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể hoặc khi một bên từ chối hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn luật định. Trình tự thủ tục được quy định tại điều 196, điều 197 Bộ luật lao động 2019:

Điều 196. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
1. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 188 của Bộ luật này.
2. Trường hợp hòa giải thành, biên bản hòa giải thành phải bao gồm đầy đủ nội dung các bên đã đạt được thỏa thuận, có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động. Biên bản hòa giải thành có giá trị pháp lý như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
3. Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 197 của Bộ luật này;
b) Tổ chức đại diện người lao động có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công.”

Điều 197. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động.
1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, căn cứ vào quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
4. Khi các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Điều này thì tổ chức đại diện người lao động không được tiến hành đình công trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành giải quyết tranh chấp.
Khi hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp có quyền tiến hành thủ tục quy định tại các điều 200, 201 và 202 của Bộ luật này để đình công.”
Hãng Luật Anh Bằng trân trọng được gửi tới Quý Bạn đọc tham khảo *

Hãng Luật Anh Bằng (từ 2007), Chúng tôi hãng luật với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên về tư vấn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng trong lĩnh vực Lao động, tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, tranh chấp lao động cá nhân, tập thể...Quý vị có vấn đề bận tâm, băn khoăn liên quan, xin mời liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp và thụ hưởng dịch vụ Luật sư chuyên nghiệp, trách nhiệm, tận tâm. Điện thoại: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 (HC); 0913 092 912 - 0982 69 29 12 (24/7). Email: luatsuanhbang@gmail.com. Web: hangluatanhbang.vn.

Trân trọng.
〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Tư vấn | Đại diện | Tranh chấp Lao động | Tiền lương | Bảo hiểm xã hội | Chế độ...

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam