TƯ VẤN HỢP ĐỒNG

DỊCH VỤ LUẬT SƯ TƯ VẤN HỢP ĐỒNG.

- Tư vấn các quy định về Hợp đồng kinh tế (Hợp đồng Kinh doanh - Thương mại); Hợp đồng Dân sự; Hợp đồng chuyển nhượng, mua bán, tặng cho...động sản, bất động sản; Hợp đồng Lao động...;

- Soạn thảo các loại hợp đồng về Kinh doanh thương mại, Dân sự, Mua bán, chuyển nhượng, tặng cho..., Lao động...;

- Tư vấn, thẩm định Hợp đồng về Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Dự án, Bất động sản, Lao động...;

- Tư vấn, tham gia thương lượng, đàm phán ký kết Hợp đồng kinh doanh thương mại, thỏa thuận hợp tác kinh doanh...;

- Tư vấn về giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, dân sự, lao động;

- Tư vấn, soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng tại Tòa án, trọng tài thương mại;

- Cử Luật sư biện hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại Tòa án, Trọng tài thương mại trong các vụ kiện về tranh chấp hợp đồng;

- Tư vấn, soạn thảo đơn phản tố, yêu cầu độc lập, trình bày quan điểm... trong vụ án tranh chấp Hợp đồng;

- Tư vấn, soạn thảo đơn Kháng cáo, đơn đề nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm bản án sơ thẩm, bản án có hiệu lực pháp luật về tranh chấp hợp đồng;

- Tư vấn, soạn thảo đơn yêu cầu, hoàn thiện hồ sơ yêu cầu thi hành án về tranh chấp hợp đồng tại cơq uan Thi hành án dân sự;

- Cử Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong giai đoạn thi hành án dân sự.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

| TÌM HIỂU QUY ĐỊNH VỀ  HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU ?

1, Hợp đồng là gì:

Để tồn tại và phát triển, ngay từ thời xa xưa, con người đã sử dụng những giao dịch, thỏa thuận nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu của mình. Qua thời gian nghiên cứu và phân tích, khái niệm hợp đồng được ra đời.

Bộ luật dân sự Pháp điều có quy định:

“ Hợp dồng là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một công việc nào đó”.

Trong bách khoa toàn thư về Pháp luật của Hoa kỳ cũng có định nghĩa:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai thực thể pháp lý, tạo ra một sự rằng buộc nghĩa vụ nhằm để làm một việc, hoặc để không làm một việc, giao một vật xác định”.

Điều 385 Bộ luật dân sự Viêt Nam năm 2015 có quy định về hợp đồng:

“ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự ”.

Qua các khái niệm, ta có thể hiểu bản chất của hợp đồng được tạo nên bởi hai yếu tố pháp lý là sự thỏa thuận và sự rằng buộc pháp lý giữa các bên.

2. Thế nào là hợp đồng vô hiệu ?

1.1. Khi nào hợp đồng được coi là vô hiệu ?

Hợp đồng vô hiệu khi không đáp ứng được điều kiện về giao dịch dân sự tại điều 117 BLDS 2015. Cụ thể:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, về cơ bản thì hợp đồng vô hiệu hay còn gọi là giao dịch dân sự vô hiệu khi không đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự :

- Chủ thể phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Ý chí tự nguyện của chủ thể khi tham gia giao dịch;

- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật;

- Đáp ứng yếu tố về hình thức trong trường hợp pháp luật có quy định.

1.2. Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng.

Dựa trên các nguyên tắc chính về giao dịch dân sự vô hiệu, có thể chia ra các trường hợp vô hiệu của hợp đồng như sau

Trường hợp 1:

Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Theo Điều 123 BLDS 2015, khi mục đích, nội dung của hợp đồng vi phạm những quy định mà pháp luật cấm, trái với những quy tắc ứng xử chung trong đời sống xã hội thì hợp đồng sẽ  bị coi là vô hiệu.

Trường hợp 2:

Hợp đồng vô hiệu do giả tạo.

Theo quy định tại Điều 124 BLDS 2015, việc giả tạo ở đây được hiểu là giao dịch dân sự  được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba

Trường hợp 3:

Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

Theo quy định  tại Điều 125 BLDS, hợp đồng trong các trường hợp này vô hiệu do vi phạm quy định về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng bởi các chủ thể trên không đáp ứng đủ yếu tố về năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên có các yếu tố ngoại lệ sau khiến hợp đồng không vô hiệu :

+ Hợp đồng giao kết  bởi người dưới 06, người mất năng lực hành vi dân sự nhưng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của họ;

+ Hợp đồng đó chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho các đối tượng thuộc trường hợp trên với người đã giao kết hợp đồng với họ

+ Hợp đồng được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Trường hợp 4:

Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn.

Nghĩa là, Có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch - Điều 126 BLDS 2015. Việc nhầm lẫn này được xác định do hai bên nhận thức, phán đoán sai về đối tượng của hợp đồng.

Trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được, giao dịch đó sẽ không vô hiệu.

Trường hợp 5:

Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

Lừa dối được xác định là hành vi cố ý nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng nên giao kết hợp đồng. Đe dọa, cưỡng ép là hành vi cố ý làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ep khi tham gia giao kết hợp đồng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng đó.

Trường hợp 6:

Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

Trường hợp này được quy định tại Điều 128 BLDS 2015 :  “Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.  Người xác lập hợp đồng hoàn toàn có quyền yêu cầu tuyên vô hiệu hợp đồng trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

Trường hợp 7:

Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

Điều 129 BLDS 2015 quy định hợp đồng được coi là vô hiệu vì vi phạm quy định về hình thức ( buộc phải lập thành văn bản nhưng lại không lập hoặc phải công chứng, chứng thực nhưng không công chứng, chứng thực) trừ trường hợp một trong các bên hoặc các bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba nghĩa vụ được giao kết trong hợp đồng

Trường hợp 8:

Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.

Theo quy định tại Điều 408 BLDS 2015, ngay từ thời điểm giao kết, hợp đồng đã bị coi là vô hiệu nếu đối tượng của hợp đồng là không thể thực hiện. Quy định này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được, nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.

3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu.

Theo nguyên tắc chung về hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại Điều 131, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng từ thời điểm giao kết. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, bên có lỗi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia.

- Không phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ.

Khi giao dịch dân sự vô hiệu, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ không được pháp luật bảo vệ.

- Khôi phục tình trạng bạn đầu.

Tại  Khoản 2 Điều 131 BLDS 2015 quy định các bên trong hợp đồng vô hiệu phải khôi phục lại tình trạng ban đầu. Xảy ra khi tài sản được hoàn trả không đúng với hiện trạng tại thời điểm xác lập hợp đồng: tài sản đã bị hư hỏng, giảm giá trị; tài sản đã được tu sửa, xây dựng, cải tạo làm tăng giá trị.

- Hoàn trả cho nhau nhưng gì đã nhận.

Ví dụ như việc bên bán tài sản hoàn trả lại số tiền đã nhận cho việc bán tài sản, bên mua tài sản hoàn trả lại tài sản đã mua, vẫn là quy định tại Khoản 2 Điều 131 nhưng thường trong trường hợp đối tượng hợp đồng còn nguyên vẹn, chưa có hoặc ít có sự biến đổi đáng kể.

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên có lỗi.

Bên có lỗi ở đây được xác định là bên làm cho hợp đồng vô hiệu hoặc ý thức trước về việc hợp đồng vô hiệu nhưng vẫn cố tình giao kết dẫn đến hậu quả gây thiệt hại. Hợp đồng vô hiệu có thể chỉ do lỗi một bên mà cũng có thể do lỗi của hai bên và vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra cả trong trường hợp mức độ lỗi của hai bên là tương đương nhau. Do đó, Tòa án phải xác định mức độ lỗi của từng bên trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

BLDS 2015 đã khắc phục được điểm bất đồng về việc thu hoa lợi, lợi tức khi giao dịch dân sự vô hiệu của BLDS 2005. Theo đó, “bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó”. Tạo ra sự thống nhất với tiêu chí để xác định số phận của hoa lợi, lợi tức của người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật đó chính là dựa vào có hay không có yếu tố “ngay tình”.

Trân trọng.

〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Tư vấn Hợp đồng | Thẩm định | Thẩm tra | Soạn thảo Hợp đồng | Đàm phán | Thương lượng | Tranh chấp HĐ...

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam