Trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi giao cấu với trẻ em.

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHI THỰC HIỆN HÀNH VI GIAO CẤU VỚI TRẺ EM.

Trẻ em những thế hệ tương lai của đất nước, những búp măng cần được nâng niu bảo vệ. Vậy mà trong những năm gần đây, khi đất nước thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, thì các tội phạm xâm hại trẻ em ở nước ta diễn biết rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng trong đó có tội giao cấu với trẻ em, điều này đã gây búc súc, nhức nhối trong dư luận và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó cần phải có hình phạt thích đáng cho những người phạm tội này. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Hãng Luật Anh Bằng xin gửi tới bạn đọc chủ đề “Trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi giao cấu với trẻ em”.

Ảnh minh họa: Internet.

Muốn hiểu rõ về chủ đề này trước hết chúng ta cần phải hiểu một số khái niệm sau:
Thứ nhất: Trách nhiệm hình sự là gì ?. Hiện nay chưa có luật nào quy định thế nào là trách nhiệm hình sự, tuy nhiên có thể hiểu như sau: Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc người đó thực hiện tội phạm và là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định.” Và điều 2 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về cơ sở trách nhiệm hình sự:
1, Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ Luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
2, Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: Hành vi như thế nào thì được gọi là hành vi giao cấu? Hành vi giao cấu trong Pháp lệnh Phòng chống mại dâm không chỉ hiểu là giữa nam với nữ, mà diễn ra cả giữa những người đồng giới. Giao cấu được hiểu là việc đưa bộ phận sinh dục của người này chủ động tác động vào bất cứ bộ phận nào trên cơ thể người kia, không phân biệt là đồng giới hay khác giới.
Thứ ba, thế nào là trẻ em?. Theo điều 1 Luật Bảo vệ trẻ em thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Hiện nay hành vi giao cấu với trẻ em được quy định cấu thành một trong các tội danh trong BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
- Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS 2015 SĐ, BS 2017);
- Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến 16 tuổi (Điều 144 BLHS 2015 SSD,BS 2017);
- Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi. (Điều 145 BLHS 2015 SĐ, BS 2017).

Khách thể của nhóm tội phạm này là xâm phạm đến quan hệ nhân thân (quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự và sự phát triển toàn diện của trẻ em). Tuy nhiên, mỗi tội lại có sự khác biệt về tính chất cũng như hình phạt áp dụng đối với từng hành vi, do vậy cần đi sâu để hiểu rõ hơn về hành vi giao cấu đối với trẻ em trong từng tội cụ thể.

1, Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được quy định tại điều 142 BLHS 2015 SĐ, BS 2017.
Nếu có hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi đến 16 tuổi trái với ý muốn của họ (Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của họ) thì phạm tội hiếp dâm trẻ em.
Nếu có hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi dù trong trường hợp nào thì cũng phạm tội hiếp dâm trẻ em.

a, Dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm người dưới 16.
* Về khách thể: Hành vi phạm tội đã xâm phạm quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm, danh dự của người dưới 16 tuổi, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý của người bị hại.
Tuổi của nạn nhân (người bị hiếp) là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
* Về chủ thể: Chủ thể của tội hiếp dâm là bất kỳ người nào đủ năng lực trách nhiệm hình sự (có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi) và đủ tuổi theo quy định của pháp luật.
* Về mặt khách quan:
Hành vi khách quan: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi chia hai loại:
+ Trường hợp thứ nhất, đối với đối tượng từ 13 đến chưa đủ 16 tuổi. Trường hợp này người phạm tội thực hiện hành vi giống như đối với người đã trên 16 tuổi quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015. “Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ”.
+ Trường hợp thứ hai: Đối với người chưa đủ 13 tuổi thì hành vi hiếp dâm có hai trường hợp, (i) người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực thủ đoạn khác nhằm giao cấu trái ý muốn với người chưa đủ 13 tuổi (giống như với người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi nêu trên). Trường hợp thứ hai đối với người chưa đủ 13 tuổi thì chỉ cần có hành vi giao cấu (không cần hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác). Bởi lẽ đối tượng người chưa đủ 13 tuôi là đối tượng yêu thế, không có khả năng bảo vệ mình nên chỉ cần hành vi giao cấu với những người này cũng cấu thành tội phạm.
* Về mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

b, Hình phạt đối với người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Có 3 khung hình phạt đối với người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm và Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. (Các khung hình phạt này được quy định cụ thể tại khoản 1, 2, 3 điều 142 BLHS 2015 SĐ, BS 2017).
Ngoài việc bị xử lý theo một trong các hình phạt chính trên, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2, Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại điều 144 BLHS 2015 SĐ, BS 2017.
Cưỡng dâm trẻ em được hiểu là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là người đang bị lệ thuộc vào người phạm tội hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách phải giao cấu với người phạm tội một cách miễn cưỡng.

a, Dấu hiệu pháp lý.
* Về khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền được tôn trọng, bảo vệ về thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em, xâm phạm đến sức khoẻ và sự phát triển bình thường trẻ em. Đặc biệt, khách thể bị xâm hại ở đây phải là trẻ em đạt độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
* Về chủ thể: Chủ thể của tội cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là người có năng lực trách nhiệm hình sự và phải đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
* Về mặt khách quan.
Hành vi khách quan:
+ Dùng mọi thủ đoạn: lừa phỉnh, mua chuộc, dụ dỗ, đe doạ hoặc bằng tình cảm, bằng tiền bạc, có khi chỉ là một lời hứa… đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang lệ thuộc vào mình để thực hiện được ý đồ giao cấu với người bị hại. Người lệ thuộc có thể là người được nuôi dưỡng, cưu mang… ví dụ như giữa con riêng của vợ với cha dượng, mẹ kế với con riêng của chồng…
+ Lợi dụng người bị hại đang ở trong tình trạng quẫn bách để họ phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với mình.
* Về mặt chủ quan: người phạm tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

b, Hình phạt.
Khung hình phạt cơ bản: phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.
Khung hình phạt tăng nặng: Tùy vào khung hình phạt quy định tại khoản 2, 3 điều 144 BLHS sẽ có các mức hình phạt tương ứng là 7-15 năm tù; 12-20 năm tù.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

3, Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
a, Dấu hiệu pháp lý:
* Mặt khách thể: Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của trẻ em, xâm phạm đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ em.
* Mặt chủ thể: Chủ thể của tội này là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) và có năng lực trách nhiệm hình sự.
* Mặt khách quan.
Mặt khách quan của tội này thể hiện qua dấu hiệu sau đây: Có hành vi giao cấu theo sự thỏa thuận đồng ý giữa người đã thành niên (từ đủ mười tám tuổi trở lên) với trẻ em từ đủ mười ba tuổi đến dưới 16 tuổi. Sự thỏa thuận đó được hiểu là cả hai bên đều có mong muốn được giao cấu với nhau nhưng không vì bất kì mục đích có tính chất nào khác (tức là cho giao cấu nhưng không có sự thỏa thuận điều kiện như nhận tiền bạc…). Nếu là sự thỏa thuận có kèm theo điều kiện trao đổi tiền bạc, vật chất thì sẽ cấu thành tội khác.
Lưu ý, tội này chỉ hoàn thành khi có hành vi giao cấu.
* Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm nãy với lỗi cố ý.

b, Hình phạt.
+ Khung hình phạt cơ bản: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 142 và điều 144 của BLHS 2015 SĐ,BS 2017.
+ Khung tăng nặng: phạt tù từ 3 năm đến 10 năm; phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. (Khoản 2, khoản 3 điều 145 BLHS).
+ Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, cùng một hành vi giao cấu với trẻ em có thể cấu thành một trong ba tội danh trên được quy định trong BLHS, mỗi tội có dấu hiệu pháp lí khác nhau nhưng điểm chủ yếu để phân biệt giữa các tội khi thực hiện hành vi giao cấu với trẻ em được thể hiện ở mặt khách quan đó là hành vi giao cấu đó được thực hiện như thế nào? Và ở mỗi tội danh lại có hình phạt tương ứng với tính chất của tội phạm đó.

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007. Chúng tôi, hãng luật hàng đầu tại Hà nội với nhiều kinh nghiệm hoạt động tham gia tranh tụng tại Tòa án; cử Luật sư tham gia bào chữa trong các vụ án hình sự cho bị can, bị cáo, người bị tạm giam, tạm giữ, người bị bắt từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Người bị hại trong vụ án hình sự. Tư vấn các quy định của pháp luật về thủ tục, hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự, thừa kế, đất đai, hôn nhân gia đình, lao động, hành chính, kinh doanh thương mại; cử Luật sư tham gia tranh tụng biện hộ, bào chữa cho thân chủ trong các tranh chấp về đất đai, nhà ở, lao động, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, hành chính. Chúng tôi đã tham gia trung gian hòa giải, thương lượng cho hàng trăm vụ tranh chấp trong cộng đồng dân cư; tham gia tranh tụng tại Tòa án bào chữa giảm nhẹ, bảo vệ thành công (thắng kiện) cho hàng trăm vụ án, tranh chấp tại hà Nội và các Tỉnh thành trong cả nước.Chúng tôi luôn nghiêm túc nghiên cứu toàn diện các quy định của pháp luật, quy phạm đạo đức, chuẩn mực xã hội…; áp dụng triệt để các biện pháp hợp pháp, hợp lệ để bảo vệ, bào chữa, biện hộ tối đa có thể các quyền và lợi ích hợp pháp về nhân thân, tài sản…cho thân chủ. Quý khách có nhu cầu về tham vấn pháp lý, mời luật sư bảo vệ, bào chữa xin vui lòng liên hệ với chúng tôi - HÃNG LUẬT ANH BẰNG để được tư vấn trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo. Tôn chỉ hoạt động nghề nghiệp của HÃNG LUẬT ANH BẰNG là: ^^ Tạo lập Nền tảng Vững bền ^^ | Tạo lập một nền tảng pháp lý bền vững cho thân chủ, khách hàng.

Mọi thắc mắc, bận tâm vui lòng liên hệ theo Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi, đường dây nóng tư vấn: 0243.7.675.594 * 0913 092 912 * 0982 69 29 12 Ls Bằng. Email: luatsuanhbang@gmail.com
Trân trọng !
Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư | Tranh tụng | Bảo vệ | Bào chữa | Hình sự | dân sự | Hành chính | Lao động | Kinh tế

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam