BỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH BỘ QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

BỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH BỘ QUY TẮC NGHỀ NGHIỆP TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Ngày 28/04/2020, để nâng cao trách nhiệm đạo đức, uy tín nghề nghiệp của người thực hiện trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2020/TT-BTP ban hành Quy tắc nghề nghiệp Trợ giúp pháp lý.

Theo đó, Trợ giúp pháp lý là một nghề đặc thù, cung cấp dịch vụ pháp lý không thu tiền cho người nghèo, đối tượng chính sách thuộc diện người được trợ giúp pháp lý. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có bổn phận bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, từ đó góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý, bình đẳng trước pháp luật.

Ngoài việc tuân thủ pháp luật, người thực hiện trợ giúp pháp lý còn phải tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý. Để nâng cao trách nhiệm, đạo đức, uy tín nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp, gương mẫu của người thực hiện trợ giúp pháp lý, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý quy định các chuẩn mực về hành vi, ứng xử của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Tại Thông tư này, Bộ Tư pháp quy định khi trợ giúp pháp lý phải tuân thủ 8 quy tắc chính, trong đó, đáng chú ý là quy tắc về Ứng xử với người được trợ giúp pháp lý được quy định tại Điều 5 của Quy tắc, cụ thể:

- Tôn trọng, lịch sự, thân thiện, nhiệt tình với người được trợ giúp pháp lý, thể hiện phong cách chuyên nghiệp, tạo sự tin tưởng đối với người được trợ giúp pháp lý; sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn phù hợp với người được trợ giúp pháp lý.

- Giải thích về quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý để người được trợ giúp pháp lý biết và thực hiện.

- Không được có thái độ hách dịch, có các hành vi coi thường người được trợ giúp pháp lý hoặc phân biệt đối xử với người được trợ giúp pháp lý.

- Không được sách nhiễu, chậm trễ, gây khó khăn, phiền hà cho người được trợ giúp pháp lý; hứa hẹn trước về kết quả giải quyết vụ việc, việc trợ giúp pháp lý.

- Không được gợi ý, đòi hỏi, đặt điều kiện hoặc nhận bất kỳ lợi ích vật chất, lợi ích khác có liên quan đến vụ việc, việc trợ giúp pháp lý từ người được trợ giúp pháp lý hoặc người khác.

- Không được xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý thực hiện những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Có thể thấy, đây là một quy tắc quy định rõ trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý, vừa là nguyên tắc vừa là bổn phận của người thực hiện trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ Quy tắc cũng quy định rõ về quy tắc ứng xử của người thực hiện trợ giúp pháp lý với đồng nghiệp, với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, với các cơ quan, cá nhân khác.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/06/2020

 Hãng Luật Anh Bằng | Dân sự | Đất đai | HNGĐ | Doanh nghiệp | Đầu tư | Sở hữu trí tuệ | Lao động | Hành chính | Hình sự | Đại diện... 

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam