ĐĂNG KÝ BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN TÁC PHẨM GỐC, TÁC PHẨM PHÁI SINH

ĐĂNG KÝ BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN TÁC PHẨM GỐC, TÁC PHẨM PHÁI SINH 

HOTLINE TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ: 0906222161 (Ms Hằng)

Những năm trở lại đây, vấn đề tranh chấp bản quyền tác giả ngày càng phổ biến. Tiêu biểu có thể kể đến tranh chấp giữa tác giả nhà thơ và nhạc sỹ thể hiện bài hát “ Gánh mẹ”. Theo đó, vào tháng 10.2019, giữa ông Nhật và nhạc sĩ Quách Beem xảy ra tranh chấp bản quyền tác giả bài hát Gánh Mẹ. Ông Nhật khẳng định mình là tác giả của bài thơ Gánh Mẹ, được sáng tác năm 2014, trong hoàn cảnh mẹ mình thập tử nhất sinh ở bệnh viện.Bài thơ Gánh Mẹ gồm 23 câu, được đăng tải toàn bộ trên trang Facebook cá nhân của ông Nhật. Khi so sánh với lời bài hát Gánh Mẹ của nhạc sĩ Quách Beem, đã có 21 câu thơ của bài thơ Gánh Mẹ của ông Nhật được sử dụng làm lời của bài hát này. Tuy nhiên, thông tin tác giả tác phẩm khi đăng ký bản quyền chỉ là tên ông Đoàn Đông Đức (nhạc sĩ Quách Beem).

Đăng ký bảo hộ bản quyền không bắt buộc nhưng xét từ sự việc trên cũng như nhiều cuộc tranh chấp bản quyền khác, thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp đó có thể kể đến là do sự chủ quan của tác giả hoặc do thiếu hiểu biết về pháp luật. Các chủ sở hữu cho rằng tác phẩm mình sáng tác ra thì đương nhiên được công nhận nên không cần đăng ký. Tâm lý chủ quan này thường dẫn đến hậu quả tác phẩm của chính tác giả bị người khác mang đi đăng ký và trong một số trường hợp chính tác giả lại bị kiện ngược lại vì tội xâm phạm bản quyền.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khách quan khác cũng dẫn đến tình trạng tranh chấp bản quyền như tâm lý một số người không muôn làm nhưng lại muốn được hưởng lợi từ thành quả lao động của người khác, hoặc do sự thiếu hiểu biết về pháp luật nên vô tình sử dụng tác phẩm của người khác nhưng lại quên không trích dẫn hoặc đề tên tác giả chỉ đơn giản vì thấy tác phẩm đó hay nên chia sẻ. Tuy nhiên dù là nguyên nhân gì thì suy cho cùng nếu bản thân các tác giả tự ý thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ thì quyền và lợi ích của chính tác giả đó cũng được bảo vệ. Bên cạnh đó, để các tác giả bảo vệ quyền của mình tốt hơn thì pháp luật là một trong những công cụ không thể thiếu.

Vậy pháp luật đã quy định như thế nào về quyền tác giả?

Theo quy định tại khoản 2 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Dưới góc độ pháp lý thì quyền sở hữu được bảo hộ dưới dạng quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân bao gồm:

- Đặt tên cho tác phẩm;

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.(Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009)

Quyền tài sản thì thường mang tính thương mại. Chính vì vậy, khi các bên thấy được giá trị vật chất của nó thì thường xảy ra tranh chấp đặc biệt là tranh chấp giữa tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh.

Quyền tải sản bao gồm các quyền sau:

- Làm tác phẩm phái sinh;

- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

- Sao chép tác phẩm;

- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.( Khoản 1 điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009)

Nhìn lại vụ việc tranh chấp giữa tác giả của “Gánh mẹ” và nhạc sỹ viết lời bài hát cùng tên này có thể thấy đây là vụ việc tranh chấp liên quan đến tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh. Tác phẩm được hiểu là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ hình thức hay phương tiện nào. Việc sử dụng thuật ngữ  “tác phẩm gốc” nhằm phân biệt tác phẩm ban đầu và những tác phẩm sau đó được sinh ra dựa trên tác phẩm ban đầu. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Hay nói một cách dễ hiểu thì tác phẩm phái sinh được hình thành trên nội dung tác phẩm gốc nhưng tác giả của tác phẩm phái sinh đã sáng tạo trong việc thay đổi hình thức, diễn đạt, ngôn từ trình bày nội dung tác phẩm gốc. Chính vì đặc điểm đó mà những vụ tranh chấp thường hay xảy ra đặc biệt trong trường hợp tác giả đã “quên” đăng ký bảo hộ.

Các tác phẩm văn học hay các tác phẩm nói chung, sự sáng tạo nghệ thuật, khoa học, giải trí là thành quả của việc sáng tạo, lao động trí óc.Chính vì tính chất đặc trưng như vậy nên muốn bảo vệ thành quả lao động đó thì việc đăng kí bảo hộ là điều cực kì cần thiết và quan trọng. Những bài học về sự chủ quan, không nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ vẫn còn trước mắt.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về đăng ký sở hữu trí tuệ khác hãy liên hệ với Hãng luật Anh Bằng để được tư vấn giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp và hoàn hảo. Với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và tận tâm sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo để đưa ra các tham vấn, phương án, giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng. Hotline tư vấn Sở hữu trí tuệ: 0906222161 (Ms Hằng) - Hotline Giám đốc Hãng luật: 0913092912 (Ls. Bùi Minh Bằng).

Trân trọng./.

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam