ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ.

HOTLINE TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ: 0906 222 161 (Ms Hằng)

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, uy tín thương mại của doanh nghiệp được tạo dựng thể hiện qua các dấu hiệu gắn liền với hàng hóa của họ như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn địa lý mang thông điệp về nguồn gốc, danh tiếng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, do đó chỉ dẫn địa lí đã trở thành một tài sản có giá trị thương mại. Đồng thời việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo về quyền, lợi ích của các doanh nghiệp, quốc gia trên thế giới. Để hiểu hơn về vấn đề này chúng tôi xin gửi tớ quý bạn đọc bài viết“Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý”.

Chỉ dẫn địa lý (Geographical indications) theo hiệp định TRIPs được hiểu là “Những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một Thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định” (Khoản 1 Điều 22 Hiệp định TRIPs). Dựa trên quy định của quốc tế, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 định nghĩa như sau: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. (khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ ).

Chúng ta không thể nào phủ nhận được những giá trị mà chỉ dẫn địa lý mang lại, dù trên thị trường quốc tế hay ở Việt Nam. Người tiêu dùng thường tin rằng sản phẩm có chỉ dẫn địa lý là sản phẩm chất lượng và an toàn. Đặc biệt sản phẩm có chỉ dẫn địa lý sẽ đảm bảo tính chất đặc thù của khu vực, địa phương vùng lãnh thổ hoặc quốc gia, nguồn gốc của sản phẩm và bảo vệ bí quyết công nghệ. Bên cạnh đó, đây còn là một công cụ marketing quan trọng trên thị trường hiện nay, giúp quảng bá hình ảnh đẹp cho sản phẩm trong mắt người tiêu dùng. Việt Nam, là đất nước với hàng ngàn sản phẩm đặc trưng trải dài khắp tất cả các vùng miền trên dải hình chữ S, mỗi sản phẩm đặc trưng đó đều mang sứ mệnh của những đại sứ giới thiệu, quảng bá văn hóa của Việt Nam đến tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Đó là những giá trị rất lớn cần được phát huy trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới đối với nước ta. Đây cũng là một trong những chiến lược quan trọng trong việc xây dựng và phát triển để bảo vệ những giá trị truyền thống của nước ta, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trong thương mại, giúp thúc đẩy việc chống lạm dụng, làm nhái các sản phẩm và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng. 

Tuy nhiên để một chỉ dẫn địa lý phát huy được hết giá trị và đảm bảo được quyền của chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý, thì yêu cầu chỉ dẫn địa lý đó phải được đăng ký bảo hộ. Để một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phải đáp ứng được các điều kiện sau: Theo Điều 70 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 thì:

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

“ 1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý

2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.”

Như vậy, để có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, thì cần phải tồn tại một địa danh, và tại địa danh này một loại sản phẩm nào đó được sản xuất ra mà danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của sản phẩm được quyết định bởi những điều kiện địa lý của địa danh đó. Vậy để sản phẩm có được những đặc tính khác biệt, bắt buộc sản phẩm đó phải được sản xuất tại địa danh đó. Một số ví dụ về chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam như: Nước mắm Phú Quốc; Cà phê nhân Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) ; Bưởi Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ); Vải thiều Thanh Hà ( tỉnh Hải Dương) ; Gạo Tám Xoan (tỉnh Nam Định)....

                                              Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Bên cạnh đó, một số đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý bao gồm:

Thứ nhất: Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở Việt Nam

Thứ hai: Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.

Thứ ba : chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây hiểu nhầm về nguồn gốc tên của sản phẩm .

Thứ tư: Chỉ dẫn địa lý gây nên sự hiểu nhầm sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Do vậy, nếu một địa danh đăng ký cho sản phẩm sản xuất tại đó thuộc một trong các trường hợp trên thì sẽ không được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý.

Chắc hẳn mỗi chúng ta sẽ còn nhớ đến việc chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột”  bị Công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co. Ltd, có trụ sở tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đăng ký bảo hộ và được cấp văn bằng bảo hộ tại Trung Quốc. Kết quả là, để đòi lại và bảo vệ được chỉ dẫn địa lý “Cà phê Buôn Ma Thuột”, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk  và Trung ương đã phải tốn nhiều công sức và tiền bạc để đưa chỉ dẫn địa lý này về đúng “chỗ” của nó. Đây chính là một hồi chuông cảnh báo đối với các chỉ dẫn địa lý chưa được bảo hộ tại nước ta cũng như trên thế giới. Như vậy, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong ngày nay là rất quan trọng. Xét về khía cạnh pháp lý khi một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ thì bạn sẽ được đảm bảo đầy đủ các quyền theo quy định của pháp luật đối với nó, cấm những người không có thẩm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hoặc đối với những sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đã nêu, hoặc loại trừ những mặt hàng cùng thuộc khu vực địa lý đó nhưng sản phẩm không đáp ứng được về chất lượng. Là công cụ pháp lý để các nhà sản xuất chống lại các hành vi giả mạo chỉ dẫn địa lý, từ đó nhà sản xuất có thể gia tăng giá trị cho sản phẩm của mình. Đối với người tiêu dùng biết chắc được hàng hóa định mua là sản phẩm được thực sự đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc thì họ sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm đó. Ngoài ra bảo hộ chỉ dẫn địa lý có hiệu quả tạo ra lợi ích kinh tế cho tất các mắt xích tham gia vào quá tình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt đây còn là một trong những phương thức quảng bá quan trọng hình ảnh về các vùng, miền của đất nước ta tới các đất nước bạn bè trên thế giới.

HÃNG LUẬT ANH BẰNG.Since 2007 - Chúng tôi tự hào là Hãng luật có nhiều kinh nghiệm về tư vấn liên quan đến sở hữu trí tuệ, vì thế đến với Hãng Luật Anh Bằng, quý khách hàng sẽ được tư vấn về thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ một cách chuyên sâu nhất. Bên cạnh đó chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ một cách nhanh chóng và chính xác cho quý khách hàng. Không chỉ dừng ở đó, Hãng luật Anh Bằng sẽ đồng hành cùng Quý khách hàng theo đuổi, phản biện hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ. Việc theo đuổi và phản biện hồ sơ rất quan trọng, bởi đây là khâu mấu chốt mang tính quyết định tới kết quả của việc đăng ký bảo hộ. Do vậy, chúng tôi sẽ theo dõi toàn bộ quá trình đăng ký và có những tư vấn chính xác, kịp thời nhất để đảm bảo được quyền và lợi ích của quý khách hàng. Đây cũng là điểm khác biệt của dịch vụ đăng bảo hộ thương hiệu của Hãng Luật Anh Bằng so với các đơn vị khác.

Việc đăng ký chỉ dẫn địa lý nói riêng và Sở hữu trí tuệ nói chung mất tương đối nhiều thời gian và trải qua nhiều giai đoạn. Do vậy, cần có một hiểu biết chuyên sâu về pháp luật, đặc biệt là về trình tự thủ tục đăng ký, chúng tôi luôn đồng hành xuyên suốt quá trình đăng ký chỉ dẫn địa lý và đưa ra các giải pháp tối ưu để đem đến kết quả tốt nhất cho quý khách hàng. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi - HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007 để được tư vấn trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo. Đường dây nóng tư vấn: 0243.7.675.594 * 0913 092 912 * 0982 69 29 12 Ls.Bằng | 0906 222 161 Ms Hằng - Chuyên gia tư vấn SHTT.

Trân trọng./.

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam