Hãng Luật Anh Bằng | Bảo hộ độc quyền Tác phẩm gốc - Tác phẩm phái sinh.

BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN TÁC PHẨM GỐC - TÁC PHẨM PHÁI SINH. HÃNG LUẬT ANH BẰNG - Hotline: 0913 092 912 * 0982 69 29 12
Có câu nói: “Các nguồn tài nguyên là hữu hạn, sức sáng tạo là vô hạn”. Nhất là hiện nay, khi làn sóng công nghệ 4.0 đang lan tỏa mạnh mẽ trên toàn cầu thì sự sáng tạo của con người là không có điểm dừng, và có thể nói chính sự sáng tạo, chất xám trí tuệ này đã trở thành một loại tài sản mang lại giá trị cao cho chủ sở hữu. Cũng bởi vậy, quyền sở hữu về trí tuệ ngày càng được coi trọng và bảo hộ một cách chặt chẽ. Tuy nhiên các vụ tranh chấp liên quan quyền tác giả - quyền phái sinh ngày càng nhiều và mang tính chất phức tạp. Có thể kể đến vụ tranh chấp giữa nhà thơ Trương Minh Nhật và nhạc sỹ, ca sỹ Đoàn Đông Đức (nghệ danh là Quách Beem) về bài hát “Gánh mẹ”. Theo đó, Ông Nhật đã gửi đơn kiện ông Đoàn Đông Đức về việc sử dụng trái phép bài thơ "Gánh mẹ" của ông để biến thành ca khúc cùng tên với danh nghĩa là người sáng tác bài hát và thể hiện. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp này chính là tác giả, chủ sở hữu không chú trọng đến việc bảo hộ tác quyền, chỉ khi “mất bò mới lo làm chuồng”. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích các chủ sở hữu đồng thời là lời cảnh báo đối với những ai còn lơ là về bản quyền và sở hữu trí tuệ. Do đó để có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với các tác phẩm tạo ra chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết với chủ đề sau “Bảo hộ độc quyền tác phẩm gốc - tác phẩm phái sinh”.


Quyền tác giả theo quy định theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 (Sau đây gọi là Luật SHTT) được định nghĩa như sau: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra và sở hữu.
Vậy quyền tác giả bao gồm những quyền nào? Theo điều 18 Luật SHTT quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó quyền nhân thân bao gồm các quyền sau:
1. Đặt tên cho tác phẩm;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Còn quyền tài sản bao gồm những quyền sau: ( Điều 19 Luật SHTT)
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả

Như vậy, đối với quyền nhân thân là một quyền gắn liền với tác giả không thể chuyển giao cho người khác trừ quyền Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Còn đối với những quyền tài sản có thể do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Có thể nói quyền tài sản là một loại quyền mang tính chất thương mại đem lại giá trị kinh tế cao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, nhất là trong hiện nay khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ - đây là con đường ngắn nhất để kết nối vạn vật trên toàn cầu với nhau. Tuy nhiên tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” - thấy có hành vi xâm phạm đến quyền lợi của mình mới bắt đầu bảo hộ tác phẩm của mình diễn ra ngày càng nhiều. Mặc dù theo quy định của pháp luật thì Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Dù vậy việc đăng ký quyền tác giả sẽ giúp “giảm nhẹ” nghĩa vụ chứng minh ban đầu khi xảy ra tranh chấp, bởi có nhiều vụ tranh chấp xảy ra mà việc chứng minh tác phẩm đó được thể hiện dưới một hình thức nhất định là rất khó, nếu không được bản lưu giữ lại hoặc không thể tìm được các bằng chứng chứng minh cho sự việc ấy.
Một trong những vấn đề cần phải làm rõ khi nói đến quyền tác giả đó là tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh. Đây chính là các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. (Khoản 7 Điều 4 Luật SHTT)
Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. (Khoản 8 Điều 4 Luật SHTT)

Tuy vậy, không phải tất cả các tác phẩm đều được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả, chỉ những tác phẩm được quy định trong luật và đáp ứng điều kiện thì mới được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả .
Điều 14 Luật SHTT quy định về các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả như sau:
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh)
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Như vậy, các tác phẩm trên muốn được bảo hộ thì phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Đây là những đứa con tinh thần của các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, phải bỏ công sức, tiền bạc và thời gian để hoàn thành tác phẩm, do đó để bảo đảm lợi ích một cách tối đa nhất và khai thác những giá trị to lớn mà nó mang lại, thì một trong những việc cần làm là đăng ký bảo hộ tác phẩm gốc- tác phẩm phái sinh.

Hãng Luật Anh Bằng – Hãng Luật hàng đầu về Sở hữu trí tuệ, chúng tôi có một đội ngũ luật sư với nhiều năm kinh nghiệm đã tư vấn và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho hàng nghìn tác giả là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước. Hãng Luật Anh Bằng sẽ là người bạn đồng hành tin cậy của quý vị trong việc đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ.
Đến với Hãng Luật Anh Bằng, Quý khách hàng sẽ được tư vấn về thủ tục đăng ký bảo hộ tác phẩm gốc, tác phẩm phái sinh một cách chuyên sâu và đầy đủ. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ thẩm định và đánh giá khả năng đáp ứng điều kiện bảo hộ. Trong trường hợp tác phẩm không đủ điều kiện bảo hộ, chúng tôi sẽ tư vấn để xây dựng, hoàn thiện tác phẩm nhằm đáp ứng điều kiện bảo hộ. Đồng thời, hồ sơ của quý khách sẽ được soạn thảo một cách nhanh chóng và chính xác. Không chỉ dừng ở bước tư vấn, soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Hãng Luật Anh Bằng sẽ đồng hành cùng Quý khách hàng theo đuổi, phản biện Hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ. Việc theo đuổi và phản biện hồ sơ rất quan trọng, bởi đây là khâu mấu chốt mang tính quyết định tới kết quả của việc đăng ký bảo hộ. Do vậy, chúng tôi sẽ theo dõi toàn bộ quá trình đăng ký và có những tư vấn chính xác, kịp thời nhất để đảm bảo được quyền và lợi ích của Quý khách hàng. Đây cũng là điểm khác biệt của Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ của Hãng Luật Anh Bằng so với các đơn vị khác.

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi- HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007 để được tư vấn trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo. Đường dây nóng tư vấn: 0243.7.675.594 * 0913 092 912 * 0982 69 29 12 | 0906 222 161 Ls Bằng - Chuyên gia tư vấn SHTT.
〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Tư vấn | Đăng ký Nhãn hiệu | Bản quyền | Thương hiệu | Bí mật kinh doanh | Lixăng | Franchise | Đại diện...

Trân trọng.

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam