NGHỊ ĐỊNH 91/2020 - CÔNG CỤ PHÁP LÝ ĐỦ MẠNH XỬ LÝ VẤN NẠN TIN NHẮC, CUỘC GỌI RÁC.

NGHỊ ĐỊNH 91/2020 - CÔNG CỤ PHÁP LÝ ĐỦ MẠNH XỬ LÝ VẤN NẠN TIN NHẮC, CUỘC GỌI RÁC.

Vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác khiến nhiều người dùng điện thoại di động ngày càng gặp nhiều phiền toái, thậm chí là mất tiền oan nếu vô tình bấm vào một dịch vụ nào đó. Trước đây tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo là công cụ bán hàng rất tốt cho các doanh nghiệp và kích cầu nền kinh tế. Tuy nhiên khi công nghệ ngày càng phát triển, nhiều hình thức gian dối núp dưới bóng của tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo và hậu quả gây ra không hề nhỏ, thậm chí lên đến nhiều tỷ đồng. Ngày 14/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác thay thế hai Nghị định 90/2008/NĐ-CP và Nghị định 77/2012/NĐ-CP về chống thư rác.Với hàng loạt quy định mới cũng như mức xử phạt hành chính được tăng mạnh, Nghị định được xem là công cụ quan trọng nhằm giải quyết triệt vấn nạn đã làm phiền người dùng điện thoại từ nhiều năm nay đồng thời làm trong sạch thị trường viễn thông trong nước.

Làm rõ định nghĩa về tin nhắn rác, thư điện tử rác đồng thời bổ sung thêm định nghĩa về “Cuộc gọi rác”.

Nếu như trước đây Tin nhắn rác được định nghĩa là tin nhắn được gửi đến người nhận mà người đó không mong muốn. Ví dụ như: một người nhắn tin cho bạn quá nhiều và bạn không mong muốn nhận tin nhắn của người này, như vậy theo định nghĩa đây là tin nhắn rác. Cách hiểu này rất mơ hồ, chưa thật sự rõ ràng và dễ gây ra sự hiểu lầm.Thì tại nghị định mới tin nhắn rác, thư điện tử rác được định nghĩa một cách rõ ràng và chặt chẽ hơn theo đó: tin nhắn rác, thư điện tử rác là tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định này. Như vậy ở đây nhấn mạnh đến yếu tố là “quảng cáo” chứ không phải là tất cả mọi tin nhắn. Do vậy mọi tin nhắn, thư điện tử có nội dung quảng cáo được gửi tới người dùng mà chưa nhận được sự đồng ý đều sẽ được liệt kê vào dạng "rác".Sự phân định rõ ràng này là cơ sở quan trọng để các nhà mạng, cơ quan chức năng dựa vào đó nhằm xử lý dễ dàng hơn nạn tin nhắn.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Không chỉ có tin nhắn rác làm phiền đến cuộc sống hằng ngày của mọi người mà cuộc gọi rác xuất hiện ngày càng nhiều, gây bức xúc cho người dùng, trong đó có cả những cuộc gọi lừa đảo, trừ cước. Nhưng trước đây chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định với đối tượng này. Vì vậy, trong Nghị định mới lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về cuộc gọi rác. Nghị định đã quy định thế nào là cuộc gọi rác và đưa ra những biện pháp quản lý với đối tượng mới này, qua đó lấp được lỗ hổng thiếu quy định về ngăn chặn cuộc gọi rác.

Đầu số 5656 rào chắn của tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.

Bên cạnh đó nếu như người nhận không muốn nhận bất kỳ quảng cáo nào thì những người đó sẽ được đưa vào danh sách từ chối nhận mọi quảng cáo. Nghị mới đã xây dựng Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác qua đầu số 5656, hệ thống này sẽ được quản lý và kiểm soát bởi Bộ Thông tin và truyền thông (Cục an toàn thông tin). Theo đó, khi người thực hiện chương trình quảng cáo muốn thực hiện tin nhắn, cuộc gọi, thư điện tử có nội dung quảng cáo bắt buộc phải gửi một bản sao tới đầu số 5656 để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát. Người sử dụng dịch vụ viễn thông, internet, thư điện tử cũng có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng qua đầu số 5656 nếu gặp phải tình trạng bị quấy rối bởi tin nhắn, cuộc gọi, thư điện tử rác không mong muốn.

Cũng thông qua đầu số 5656, người dùng có thể đăng ký số điện thoại của mình vào danh sách không quảng cáo. Đây là tập hợp các số điện thoại của người dùng đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn hay cuộc gọi quảng cáo nào. Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu quảng cáo không được phép gửi tin nhắn hay thực hiện cuộc gọi có nội dung tương tự đến các thuê bao trong danh sách trên. Nếu bất kỳ ai nhắn tin nhắn rác, hay thực hiện cuộc gọi rác vào những thuê bao này sẽ bị phạt rất nặng (mức phạt từ 80 đến 100 triệu đồng- Điều 32 Nghị định 91/2020/ NĐ-CP).

Đối với việc gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo, gọi thiện thoại quảng cáo cũng được Nghị định quy định rất rõ ràng và yêu cầu khắt khe hơn. Đồng thời trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông, dịch vụ internet cũng được yêu cầu cao hơn khi Nghị định bắt buộc các đơn vị này phải áp dụng công nghệ cao, hiện đại như xử lý dữ liệu lớn (Bigdata), trí tuệ nhân tạo (AI) vào các hệ thống chặn, lọc tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác dành cho người dùng sử dụng dịch vụ của mình.

Như vậy có thể thấy, với việc ra đời của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP (có hiệu lực  01/10/2020, còn việc áp dụng các hình thức xử phạt liên quan đến tên định danh sẽ được áp dụng từ 01/3/2021) được coi là mảnh ghép hoàn thiện hành lang pháp lý trong công cuộc giải quyết triệt để vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác đã “hạnh hạ” người dùng điện thoại di động lâu nay.

Chúng tôi, HÃNG LUẬT ANH BẰNG - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ANH BẰNG VÀ LIÊN DANH (Từ năm 2007) tự hào là một trong những Văn phòng Luật sư, Hãng Luật uy tín, danh tiếng hàng đầu tại Hà Nội với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý tại Hà Nội và các Tỉnh thành khác. Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu và trao giải pháp tối ưu nhất. Hotline Giám đốc Hãng luật: 0913092912 (Ls. Bùi Minh Bằng). Hotline tư vấn Sở hữu trí tuệ: 0906222161 (Ms Hằng)

Trân trọng.

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam