Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng ? Hợp đồng miệng có giá trị pháp lý không ?

ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG ? HỢP ĐỒNG BẰNG MIỆNG CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ KHÔNG ? . HÃNG LUẬT ANH BẰNG

1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Tại  Điều 385 BLDS 2015 quy định: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trong cuộc sống có rất nhiều các giao dịch, thỏa thuận được xác lập dựa trên ý chí tự nguyện của các bên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp các bên cần phải lập hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật, khi hợp đồng có hiệu lực, giao dịch đó sẽ được pháp luật bảo hộ. Vậy, để hợp đồng đồng có hiệu lực cần phải có những điều kiện sau:

Thứ nhất, các bên thỏa thuận phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi tự mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là việc cá nhân có khả năng chịu trách nhiệm bằng tài sản về hành vi của mình. Năng lực hành vi dân sự của các cá nhân không giống nhau thì pháp luật sẽ xác định mức độ và khả năng thực hiện quyền khác nhau.

Khi thực hiện giao kết hợp đồng, cá nhân cần phải tự ý thức được hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản từ hợp đồng được giao kết, có những hợp đồng được giao kết bởi người từ đủ 18 tuổi, có những hợp đồng được quy định phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Thứ hai, khi giao kết hợp đồng cần phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện, tự do ý chí.

Giao kết hợp đồng phải được thực hiện dựa trên tinh thần tự do ý chí, không bên nào ép buộc bên nào, khi thực hiện dựa trên nguyên tắc tự nguyên, các bên sẽ tự nguyên giao kết, tự nguyện dùng tài sản của mình để xác lập hợp đồng. Điều này cũng thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng với vị thế ngang nhau. Chính việc này sẽ giúp cho các bên bị ràng buộc chính mình bởi trách nhiệm. Trong quá trình hợp tác với nhau, nếu không có nguyên tắc tự nguyện sẽ không có sự thiện chí và việc hợp tác sẽ dễ bị đổ bể hoặc không đảm bảo quyền lợi cho bên tham gia giao dịch.

Thứ ba, nội dung hợp đồng không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Khi giao kết hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật, các bên sẽ được pháp luật bảo hộ. Khi tiến hành giao kết hợp đồng cần phải tuân thủ theo những quy định mà pháp luật đặt ra, không trái với đạo đức xã hội, không trái với quy định của pháp luật. Trường hợp hợp đồng giao kết trái pháp luật, đạo đức xã hội theo quy định của pháp luật hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu, không nhận được sự bảo hộ của pháp luật và chủ thể giao kết sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với hành vi của mình.

2. Giá trị của hợp đồng bằng miệng.

Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”.

Như vậy, một số giao dịch dân sự không nhất thiết phải giao kết bằng văn bản, ví dụ như việc mua bán để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày; thỏa thuận mua bán bằng miệng giữa người mua và người bán hàng, về nguyên tắc  cũng được coi là hợp đồng và có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với hai bên, theo đó,  hợp đồng giao kết bằng miệng vẫn có hiệu lực pháp lý

Tuy nhiên một số giao dịch dân sự buộc phải thực hiện bằng văn bản như các hợp đồng có sự điều chỉnh đặc thù như Hợp đồng lao động, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng ủy quyền,… chỉ có giá trị pháp lý khi giao kết bằng văn bản, cụ thể hợp đồng mua bán nhà ở phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực...

Do thỏa thuận bằng lời nói nên giá trị chứng minh rất thấp, nếu khởi kiện ra tòa án, nguyên đơn sẽ rất khó chứng minh là đã có thỏa thuận đó cũng như các nội dung của thỏa thuận nếu bị đơn phủ nhận. Theo quy định tại khoản 1, Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự, “người khởi kiện phải có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là hợp pháp và có căn cứ“.

3. Hợp đồng vô hiệu - Hậu quả pháp lý ?

Hợp đồng là sự xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, để hợp đồng có hiệu lực và nhận được sự công nhận của pháp luật đối với thỏa thuận đó, hợp đồng cần phải được thành lập theo quy trình, thủ tục, quy định của pháp luật đề ra. Về mặt thực tiễn, có những lúc do các bên không lưu ý, không để ý quy định hoặc không hiểu quy định dẫn đến việc giao kết hợp đồng không đúng luật, hợp đồng lúc này có khả năng sẽ bị vô hiệu.

Điều 407 BLDS 2015 quy định: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ điều 123 đến điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”. Qua đó thấy được để một hợp đồng có hiệu lực cần phải đáp ứng được đủ 3 điều kiện cơ bản sau:

- Giao dịch dân sự được thiết lập dựa trên ý chí tự nguyện, tự do thỏa thuận giữa các bên.

- Giao dịch dân sự được thiết lập bởi chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

- Giao dịch dân sự được thiết lập theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật quy định, không trái pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.

Căn cứ vào hệ thống pháp luật quy định cũng như thực tiễn áp dụng mà hợp đồng sẽ bị vô hiệu theo nhiều phương thức khác nhau theo hướng bảo vệ quyền và lợi ích các bên tối ưu nhất, hợp đồng vô hiệu sẽ được phân loại như sau:

* Căn cứ vào thủ tục tố tụng.

- Hợp đồng vô hiệu tương đối: là loại hợp đồng có thể vô hiệu hoặc không, đối với loại hợp đồng này nếu không có sự xem xét của Tòa án thì vẫn có hiệu lực.

- Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối: Là hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật.

* Căn cứ vào phạm vi vô hiệu.

- Hợp đồng vô hiệu một phần: là loại hợp đồng mà một phần trong đó bị vô hiệu mà không làm ảnh hưởng tới phần còn lại của hợp đồng.

- Hợp đồng vô hiệu toàn bộ: Là loại hợp đồng bị vô hiệu toàn phần.

Hợp đồng vô hiệu sẽ dẫn đến các hậu quả pháp lý được quy định tại điều 131 BLDS 2015.

Giao dịch dân sự không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm được xác lập. Hậu quả pháp lý dẫn tới là các thỏa thuận giữa các bên khi được thực hiện hoặc đang thực hiện đều phải dừng lại, các bên sẽ có trách nhiệm khôi phục lại hiện trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau tất cả những gì đã nhận cùng với việc bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.

Hãng Luật Anh Bằng trân trọng được gửi tới Quý Bạn đọc tham khảo*. Nếu có bất kỳ vấn đề pháp lỳ nào bận tâm về hợp đồng, giao kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng ..xin mời liện hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp pháp lý kịp thời. Đường dây nống tư vấn toàn quốc: 0243.7.675.594 (HC) | 0913092912 - 0982692912 (cả ngày Thứ 7, CN)

Trân trọng.

〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư tư vấn | Dân sự | HNGĐ | Kinh tế | Lao động | Hành chính | Tranh tụng | Đại diện ...

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * E : luatsuanhbang@gmail.com | Hotline GĐ: 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng | Web: hangluatanhbang.vn

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam