Trước phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải có phản tố được không ?

TRƯỚC PHIÊN HỌP CÔNG KHAI CHỨNG CỨ, HÒA GIẢI CÓ PHẢN TỐ ĐƯỢC KHÔNG ?

Chào Luật sư ! Xin luật sư giải đáp giùm. Tôi có mua nhà của bà L tại quận H, TP HN, giá nhượng 30 tỷ đồng; tại thời điểm công chứng hợp đồng do nhà còn trong hợp đồng cho thuê (06 tháng), tôi có giữ lại số tiền 1tỷ đồng khi bà L bàn giao nhà thì thanh toán nốt. Sau khi công chứng, tôi thực hiện việc kê khai được Sở TNMT cấp giấy chứng nhận đứng tên tôi chính chủ. Sau 06 tháng, tôi hỏi bà L để nhận nhà, lúc này bà L cho biết đang tranh chấp với bên thuê về vấn đề thanh toán chi phí do bên thuê đầu tư vào nhà thuê, bên thuê không di chuyển, đưa tài sản ra khỏi nhà thuê, bà L thưa kiện ra phường rồi tòa án về tranh chấp Hợp đồng thuê nhà tới 02 năm sau giải quyết xong án chúng tôi mới nhận được nhà mua. Khi nhận nhà vợ tôi thanh toán tiếp 500 triệu đồng, còn lại nói thu xếp thanh toán sau (nói bằng miệng). Vì muốn nhận nhà nên chúng tôi buộc phải thanh toán 500 triệu, chứ thực ra chúng tôi thiệt hại nhiều, bởi nhà đó thuê 01 tháng được 100 triệu đồng. Bởi vậy, chúng tôi không thanh toán tiếp 500 triệu, nói rằng đây là tiền bà L phải bồi thường thiệt hại cho chúng tôi, bà L không đồng ý dẫn đến tranh chấp có đơn kiện ra tổ dân phố, ra phường vận động hai bên tự hòa giải. Cần vốn, tôi thế chấp nhà vay ngân hàng, khi công chứng thì được báo có văn bản của tòa án gửi Văn phòng đăng ký đất đai không vay vốn được do tòa án có công văn gửi ngăn chặn. Tôi đến tòa hỏi, được biết bà L thưa kiện, tòa đã thụ lý và giao tôi nhận thông báo thụ lý vụ án trước đó đã 03 tháng. Tôi có làm bản tự khai trình bày về toàn bộ quá trình vụ việc và đề nghị tòa bác bỏ yêu cầu kiện của bà L nhưng do không hiểu biết quy định của pháp luật về quyền phản tố yêu cầu bà L bồi thường thiệt hại do chậm giao nhà theo cam kết. Nay, tôi nhận được thông báo của tòa về việc mở phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải. Vậy, xin hỏi luật sư tôi có quyền phản tố nữa không ?Tình thế này tôi phải làm như thế nào ? Cảm ơn Luật sư ! Trần T, HN.

Hãng luật anh bằng trân trọng cảm ơn Bác đã gửi vấn đề pháp lý tới chúng tôi. Trên cơ sở dữ kiện bác trình bày trên, chúng tôi xin tư vấn quy định của pháp luật và giải pháp cho bác như sau:

Giải pháp: (i) Bác cần có ngay Đơn đề nghị Tòa hoãn phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải đã ấn định; (ii) Sau đó, Bác cần làm, nộp ngay Đơn phản tố tới Tòa kèm theo các tài liệu chứng cứ như Hợp đồng mua bán nhà, CCCD bác, chứng cứ trao đổi yêu cầu bà L bàn giao nhà (dữ liệu trên Zalo, tin nhắn…thì cần trích xuất lập vi bằng), chứng cứ việc tranh chấp bà L với bên thứ ba…Lưy ý: Đơn có thể nộp bằng dịch vụ bưu chính đảm bảo báo phát hoặc nộp trực tiếp tại tòa cần có biên bản giao nhận để làm bằng sau này.

Cơ sở pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

* Tại Điều 200. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:

1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

2. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

* Tại Điều 70 quy định Quyền, nghĩa vụ chungcủa đương sự như sau:

Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:

1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.

2. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án.

4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.

5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.

7. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.

8. Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.

9. Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tạikhoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.

Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ.

10. Đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

11. Tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hòa giải do Tòa án tiến hành.

12. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

13. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

14. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

15. Tham gia phiên tòa, phiên họp theo quy định của Bộ luật này.

16. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.

17. Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.

18.Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này.

19. Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.

20. Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.

21. Được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án.

22. Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này.

23. Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

24. Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

25. Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định.

26. Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.

 * Tại Điều 72 quy định Quyền, nghĩa vụ của bị đơn như sau:

1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.

3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

5. Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tạiĐiều 71 của Bộ luật này.

6. Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.

7. Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.

Trên đây là tư vấn, giải pháp của Hãng Luật Anh Bằng.Nếu có bất kỳ vần đề bận tâm, băn khoăn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp kịp thời. Đường dây nóng tư vấn pháp luật toàn quốc 24/7: 0913 092 912 - Zalo 0982 692 912.

Chúc Bác thành công !

Trân trọng.

〉〉 HÃNG LUẬT ANH BẰNG | Dân sự | Đất đai | HNGĐ | Lao động | Hành chính | Kinh doanh thương mại | Hình sự | Tranh tụng | Đại diện

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * E : luatsuanhbang@gmail.com | Hotline GĐ: 0913 092 912 - Zalo 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng | Web: hangluatanhbang.vn

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam