Quy định về Bảo vệ Phụ nữ, Trẻ em trong vụ án Ly hôn ?

QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ PHỤ NỮ, TRẺ EM TRONG VỤ ÁN LY HÔN.

Ly hôn là hiện tượng lệch chuẩn, không mong muốn nhưng cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân, là biện pháp để giải thoát mối quan hệ vợ chồng khi mục đích hôn nhân không đạt được. Nguyên nhân dẫn đến ly hôn có thể do bạo lực gia đình, ngoại tình, phá tán tài sản, bất đồng quan điểm, lối sống... mà những đối tượng yếu thế là phụ nữ (người vợ), trẻ em dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập, làm việc; phát triển thể lực, trí lực, tâm sinh lý... cần được quan tâm, bảo vệ. Bài viết sẽ phân tích những quy định của Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em trong giải quyết các vụ án ly hôn.

* Thứ nhất, Pháp luật Việt Nam hạn chế quyền ly hôn của người chồng khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi:

Căn cứ tại Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Ở trường hợp này, người phụ nữ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn nếu đảm bảo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

* Thứ hai, quyền khởi kiện vụ án ly hôn của Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam:

Tại khoản 1 Điều 187 BLTTDS quy định:“Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.”

Như vậy, quyền khởi kiện vụ án ly hôn được mở rộng, không chỉ vợ hoặc chồng có quyền khởi kiện vụ án ly hôn mà còn có các cơ quan khác bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.

* Thứ ba, Quyền nuôi con khi chấm dứt quan hệ hôn nhân:

Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn sau khi ly hôn như sau:

“ Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Quy định nêu trên thể hiện quyền ưu tiên nuôi con về phía người mẹ trong trường hợp ly hôn - bảo đảm thiên chức làm mẹ của người phụ nữ, trong giai đoạn nhạy cảm của cuộc đời. Quy định này đồng thời cũng đảm bảo cho việc phát triển, duy trì cuộc sống ổn định, bình thường của trẻ em.

* Thứ tư, Quyền được tính công sức ngang với lao động có thu nhập khi phân chia tài sản:

Pháp luật Việt Nam quy định người vợ làm công việc nội trợ, không tham gia sản xuất và tạo ra nguồn thu nhập từ xã hội cho gia đình, vẫn sẽ được xem xét như lao động có thu nhập đóng góp công sức vào việc tạo lập khối tài sản chungtheo khoản 1, Điều 29 Luật HN&GĐ và điểm b, khoản 4, Điều 7, Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP về Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ. Dù công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái không trực tiếp tạo ra thu nhập cho gia đình nhưng vẫn được xem là đóng góp tạo lập, phát triển khối tài sản chung (lao động chính) trong thời kỳ hôn nhân.

* Thứ năm, quy định cấp dưỡng nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”. Pháp luật quy định cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn nhằm bảo đảm điều kiện tốt nhất có thể cho sự phát triển thể lực, trí lực, tâm sinh lý, học tập của đứa trẻ.

* Thứ sáu, Quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật HN&GĐ năm 2014, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong hai căn cứ sau đây:

“Thay đổi người trực tiếp nuôi con theo sự thỏa thuận của cha, mẹ phù hợp với lợi ích của con; Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Tương tự xác định người trực tiếp nuôi con, việc thay đổi người  trực  tiếp nuôi con cũng phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Ngoài ra, nếu xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Nếu có bất kỳ vấn đề pháp lý nào bận tâm xin mời liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp pháp lý kịp thời. Đường dây nóng tư vấn toàn quốc: 0243.7.675.594 (HC) | 0913 092 912 - 0982 692 912 (cả ngày Thứ 7, CN)

Trân trọng.

〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư tư vấn | Dân sự | Đất đai | HNGĐ | Kinh tế | Lao động | Hành chính | Tranh tụng | Hình sự...

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * E : luatsuanhbang@gmail.com | Hotline GĐ: 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Bùi Minh Bằng | Web: hangluatanhbang.vn

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam