Quyền yêu cầu chia di sản thừa kế ?

QUYỀN YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ ?

Thưa Luật sư,

Bố mẹ tôi kết hôn năm 1954, có ba người con là tôi (con gái cả) và 2 em trai là A và B (xin không nêu tên). Cả bố mẹ và ba chị em tôi đều sinh sống tại nhà gỗ 5 gian trên thửa đất khoảng 1063m2 do bố mẹ tạo lập được. Năm 1981, bố tôi mất không để lại di chúc. Năm 1994, mẹ tôi thống nhất với các con, tách cho em B 513m2 đất + ngôi nhà gỗ 5 gian, còn 550m2 đất còn lại mẹ tôi tiếp tục sử dụng. Đồng thời, mẹ tôi có mua cho A một mảnh đất gần đó và cho tiền để dựng nhà. Năm 1995, tôi đi nước ngoài và gửi tiền về cho mẹ xây nhà trên diện tích 550m2. Mẹ tôi đã dựng nhà và sống một mình trên đó. Năm 1999, thửa đất của mẹ tôi đã được cấp GCNQSDĐ đứng tên mẹ tôi, tất cả các anh chị em trong gia đình đều biết và không ai ý kiến gì. Năm 2018, mẹ tôi mất không để lại di chúc, em A cùng vợ con đã chuyển qua nhà của mẹ tôi sống đến nay. Nay tôi đã tuổi già sức yếu, muốn về nơi quê cha đất tổ nên đã bảo với 2 em tách một phần (khoảng 200m2) đất của mẹ tôi để tôi có nơi sống lúc tuổi già, thờ phụng cha mẹ. Nhưng A không đồng ý và nói rằng tôi đã đi lấy chồng nên không có quyền gì đối với tài sản này.

Vậy có đúng không thưa Luật sư ? Nhờ Luật sư cho tôi biết cách giải quyết.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Trả lời:

Chào bác, với câu hỏi và các dữ kiện bác đưa ra, chúng tôi có ý kiến tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Dân sự năm 2015;

- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

2. Nội dung tư vấn:

Điều 650, 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật.

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

….

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”

Căn cứ dữ kiện bác đưa ra, mẹ bác chết không để lại di chúc nên di sản của cụ sẽ được chia theo pháp luật cho các hàng thừa kế thứ nhất gồm Bác và 2 em trai A và B.

Do đó, trường hợp này, Bác có thể khởi kiện đến Toà án cấp huyện nơi có di sản thừa kế để yêu cầu chia di sản thừa kế của mẹ bác là diện tích 550m2 đất đã được cấp GCNQSDĐ đứng tên cụ.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Hãng luật Anh Bằng

Chúc bác thành công.

Nếu có bất kỳ vấn đề pháp lý nào bận tâm xin mời liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp pháp lý kịp thời. Đường dây nóng tư vấn toàn quốc: 0243.7.675.594 (HC) | 0913 092 912 - 0982 692 912 (cả ngày Thứ 7, CN)

Trân trọng.

Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư tư vấn | Dân sự | Đất đai | HNGĐ | Kinh tế | Lao động | Hành chính | Tranh tụng...

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * E : luatsuanhbang@gmail.com | Hotline GĐ :0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Bùi Minh Bằng | Web: hangluatanhbang.vn

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam