Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải tại xã, phường, thị trấn trước khi khởi kiện không ?

TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CÓ BẮT BUỘC PHẢI HOÀ GIẢI TẠI CẤP XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRƯỚC KHI KHỞI KIỆN KHÔNG ?

I. Khái quát về tranh chấp đất đai.

1/. Khái niệm.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 24, Điều 3 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Theo khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu tranh chấp đất đai có phạm vi rất rộng, là những tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai.

2/. Các loại tranh chấp đất đai hiện nay.

* Tranh chấp về quyền sử dụng đất.

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.

- Tranh chấp đòi lại đất: đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ.

* Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.

- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất mang bản chất là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất.

* Tranh chấp liên quan đến đất.

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn;

- Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất,...

II. Thủ tục hoà giải tại UBND xã có phải là thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện trong tranh chấp đất đai không ?

Viện dẫn theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013:

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Theo đó, nhà nước khuyến khích các đương sự tự hoà giải hoặc thông qua hoà giải tại cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đai. Trường hợp các bên tranh chấp không hoà giải được thì phải bắt buộc hoà giải tại UBND cấp xã nơi có đất muốn khởi kiện hoặc đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết. Đối với trường hợp hòa giải không thành, các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp hoặc khiếu nại tiếp đến UBND có thẩm quyền (đối với các trường hợp không có các giấy tờ được quy định tại điều 100 Luật Đất đai)

Như vậy, tranh chấp đất đai phải bắt buộc hoà giải tại UBND cấp xã nơi có đất trước khi khởi kiện. Trường hợp không hoà giải mà nộp đơn trực tiếp lên Toà án thì Toà sẽ không thụ lý vì không đủ các điều kiện để khởi kiện.

Về việc tiến hành hoà giải tranh chấp đất đai, các bên đương sự làm đơn đề nghị hoà giải tranh chấp đất đa đến UBND xã/phường/thị trấn tổ chức hoà giải. Lúc này, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức hoà giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Bên cạnh đó, việc hoà giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hoà giải thành hoặc hoà giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hoà giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Tuy nhiên, đối với các tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hoà giải tại UBND xã/phường/thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là thủ tục bắt buộc trước khi tiến hành khởi kiện ra Toà án. Dẫn chiếu theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP:

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Như vậy, đối với các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất không bắt buộc hoà giải tại UBND xã. Do đó, khi xảy ra tranh chấp dạng này các bên tranh chấp có quyền gửi đơn khởi kiện luôn đến Toà án nhân dân theo quy định.

Hãng Luật Anh Bằng trân trọng được thông tin đến Quý bạn đọc quan tâm tham khảo * Nếu có bất kỳ vấn đề pháp lý nào bận tâm xin mời liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp pháp lý kịp thời. Đường dây nóng tư vấn toàn quốc: 0243.7.675.594 (HC) | 0913 092 912 - Zalo 0982 692 912 (cả ngày Thứ 7, CN)

Trân trọng.

〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư tư vấn | Dân sự | Đất đai | HNGĐ | Kinh tế | Lao động | Hành chính | Tranh tụng | Hình sự...

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * E : luatsuanhbang@gmail.com | Hotline GĐ:0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Bùi Minh Bằng | Web: hangluatanhbang.vn

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam