Luật sư cho biết có mấy loại hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam?

Chào Luật sư, LS cho tôi hỏi, tôi là người Hàn Quốc muốn qua Việt Nam đầu tư kinh doanh. Luật sư cho biết có mấy loại hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam? Quy định cụ thể về các loại đầu tư đó như thế nào? Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn Quý khách đã gửi câu hỏi đến Hãng Luật Anh Bằng. Chúng tôi xin được trả lời Quý khách như sau:

Theo quy định tại Điều 21 Luật đầu tư năm 2020 thì: Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam sẽ có 5 hình thức đầu tư như sau:

  1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
  2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
  3. Thực hiện dự án đầu tư;
  4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (hợp đồng hợp tác kinh doanh);
  5. Các hình thức đầu tư loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

đầu tư

Quy định cụ thể về các loại hình thức đầu tư như sau:

 *Về việc đầu tư lập tổ chức kinh tế:

 Theo Điều 22 Luật đầu tư thì Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế quy định:

Nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:

a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế

b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật đầu tư;

c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

d) Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

* Về đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:

Theo quy định tại Điều 24 Luật đầu tư thì:

1.Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. 

2. Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:     

a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;

b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;

c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài;

* Về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC:

Theo quy định tại Điều 27 luật đầu tư thì:

  1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
  2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
  3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Chúng tôi. Để hỗ trợ tư vấn MIỄN PHÍ Quý khách vui lòng liên hệ:

Hãng Luật Anh Bằng:

Hotline: 0913 092 912 -  0982692912

Luật sư tư vấn đầu tư: 0987655707 (Ls. Hoàn)

Email: Luatsuanhbang@gmail.com

Trân trọng.

〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư tư vấn | Doanh nghiệp | Đầu tư | Sở hữu trí tuệ | Dân sự | HNGĐ | Kinh tế | Lao động | Hành chính | Tranh tụng | Đại diện ...

 

 

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam