Hãng Luật Anh Bằng. Các tranh chấp Dân sự phổ biến về Đất đai.

| CÁC TRANH CHẤP DÂN SỰ PHỔ BIẾN VỀ ĐẤT ĐAI.

Đời sống dân sự với trạng thái muôn màu muôn vẻ, luôn luôn thay đổi và phát triển theo nhu cầu của đời sống kinh tế xã hội. Cũng vì vậy, xung đột, mâu thuẫn, tranh chấp nảy sinh ngày một đa dạng, phức tạp đặc biệt là các xung đột, tranh chấp dân sự liên quan đến đất đai. Bởi vậy, trong phạm vi bài viết này, Hãng luật Anh Bằng sẽ đề cập tới một số dạng tranh chấp đất đai thường gặp.

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Các tranh chấp đất đai thường đan xen với nhau nhưng chủ yếu phân loại thành 04 nhóm chính:

1. Nhóm thứ nhất: Tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp về việc xác định ai là người có quyền sở hữu tài sản, nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất.

Đối với nhóm tranh chấp này, thường phải xác định quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, nhà ở thuộc về ai ?. Để xác định, phải xem xét đến trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ về đất cho người sử dụng đất có đúng hay không ? Nguồn gốc, quá trình sử dụng đất ? Có việc dịch chuyển quyền sử dụng đất qua các thời kỳ hay không ? Quá trình dịch chuyển như thế nào ?...

Các tranh chấp phổ biến ở nhóm này thường gặp là tranh chấp về ranh mốc giới giữa các bất động sản liền kề, lối đi; cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bị chồng lấn, không đúng vị trí, thiếu thừa diện tích, sai kích thước cạnh...; Đặc biệt, các tranh chấp liên quan đến lối đi, ranh mốc giới đất liền kề, trổ cửa, đường dẫn điện, nước thường rất phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất trật tự trị an xã hội.

2. Nhóm thứ hai: Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất hoặc thừa kế về nhà ở, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

Nhóm này thường là các tranh chấp yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Các bên tranh chấp thường có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.

Xét về bản chất, đây là dạng tranh chấp liên quan đến thừa kế có di sản là quyền sử dụng đất hoặc thừa kế về nhà ở, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Tranh chấp giữa những người thừa kế trong diện, hàng thừa kế với nhau; tranh chấp liên quan đến tính hợp pháp của di chúc, xác định di sản thừa kế; tranh chấp liên quan đến thừa kế thế vị hay tranh chấp giữa những người thừa kế với bên thứ ba về nghĩa vụ.

Theo quy định của pháp luật, thừa kế gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Đối với thừa kế theo di chúc, di chúc của người để lại di sản phải thỏa mãn cả về mặt nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật thì mới được coi hợp pháp và hạn chế các tranh chấp xảy ra.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Thừa kế thế vị là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Bên cạnh việc hưởng di sản thừa kế của người để lại di sản, những người thừa kế cũng kế thừa cả nghĩa vụ tài sản. Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Tuy nhiên, một số trường hợp người thừa kế chỉ thừa kế di sản mà trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.Chính điều này đã làm phát sinh các tranh chấp giữa người thừa kế và bên thứ ba về nghĩa vụ.

3. Nhóm thứ ba: Tranh chấp vể chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất hoặc chia tài sản chung là nhà ở, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

Xét về bản chất, tranh chấp này là tranh chấp về chia tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc khi ly hôn mà tài sản chung là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản. Ngoài ra, còn có trường hợp tranh chấp do tài sản liên quan đến người thứ ba (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, con cháu…). Với những trường hợp này, để giải quyết thường phải xem xét đến nguồn gốc tài sản tranh chấp, xem xét tính hợp pháp của quan hệ vợ chồng, tài sản liên quan đến bên thứ ba hay không ?

4. Nhóm thứ tư: Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất hoặc các giao dịch về nhà ở, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

Một số giao dịch về quyền sử dụng đất phổ biến như: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho mượn, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…

Bản chất của các tranh chấp trong trường hợp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự mà đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất. Các tranh chấp xảy ra có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu… Hợp đồng có thể bị vô hiệu do vi phạm hình thức, nội dung hoặc vi phạm điều cấm của luật.

Ngoài các tranh chấp đất đai thuộc các nhóm trên, còn có các tranh chấp liên quan đến việc thu hồi đất. Hiện nay, đất nước đang thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Do vậy, phát sinh xung đột quyền lợi khi bị nhà nước thu hồi, một bộ phận người dân, doanh nghiệp, tổ chức không đồng ý liên quan đến chính sách đơn giá, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...; xác định mốc thời gian sử dụng, loại đất bồi thường...thường dẫn đến khiếu kiện, tố cáo kéo dài, ảnh hưởng tới an ninh, trật tự.

Khi phát sinh tranh chấp về đất đai, tài sản gắn liền với đất đai. Để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình, các bên cần bình tĩnh thực hiện quyền khiếu kiện đúng theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, tránh khiếu kiện vượt cấp làm mất thời gian, công sức, tiền của, sức khỏe, gây mất trật tự an ninh xã hội.

Hãng Luật Anh Bằng, trân trọng được gửi tới Quý Bạn đọc tham khảo *
Hãng Luật Anh Bằng (từ 2007), Chúng tôi hãng luật với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên về tư vấn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng trong lĩnh vực Đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai; Bồi thường, Hỗ trợ, Tái định cư...; Khiếu nại, Khởi kiện Quyết định hành chính, Hành vi hành chính về thu hồi đất, Bồi thường, Hỗ trợ, Tái định cư...Quý vị có vấn đề bận tâm, băn khoăn liên quan, xin mời liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trợ giúp và thụ hưởng dịch vụ Luật sư chuyên nghiệp, trách nhiệm, tận tâm. Điện thoại: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 (HC); 0913 092 912 - 0982 69 29 12 (24/7).

Trân trọng!

〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Dân sự | Đất đai | Hôn nhân gia đình | Lao động | Hành chính | Kinh tế |Hình sự |Thi hành án

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, Ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459 | E : luatsuanhbang@gmail.com * Web: hangluatanhbang.vn | Hotline GĐ : 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam