Tìm hiểu Quy định về trình tự, thủ tục Khiếu nại của Công dân.

QUY TRÌNH, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN QUYỀN KHIẾU NẠI CỦA CÔNG DÂN.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 có quy định: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Về trình tự, thủ tục thực hiện quyền khiếu nại của công dân đã được quy định rất rõ trong Luật Khiếu nại năm 2011 và Nghị định số 75/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại:


1. Giải quyết khiếu nại lần đầu:

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính.

Về thẩm quyền được quy định từ Điều 17 đến Điều 23 Luật Khiếu nại năm 2011 bao gồm: Cơ quan, người đã ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương; Giám đốc sở và cấp tương đương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; Bộ trưởng, hoặc Tòa án nếu được khởi kiện.

Về thời hiệu được quy đinh tại điều 9 Luật khiếu nại năm 2011: Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại và cần chứng minh.

Về các quy định chung trong việc giải quyết khiếu nại lần đầu:
Theo Điều 27 Luật Khiếu nại năm 2011: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

Theo Điều 32 Luật Khiếu nại năm 2011: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.

Theo khoản 1 Điều 33 Luật Khiếu nại năm 2011: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

Về thời hạn quy định tại Điều 28 Luật khiếu nại năm 2011: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

2. Giải quyết khiếu nại lần hai.

Áp dụng trong các trường hợp sau: Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết; Người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Về thẩm quyền giải quyết quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011: Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện tại Tòa án.

Về thời hiệu giải quyết: Sau khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Về các quy định chung trong việc giải quyết khiếu nại lần hai:

Theo điều 36 Luật Khiếu nại năm 2011: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.

Về thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 Luật Khiếu nại năm 2011:Không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trên đây là tất cả thông tin tư vấn mà HÃNG LUẬT ANH BẰNG cung cấp cho các bạn về quy trình, trình tự, thủ tục thực hiện quyền khiếu nại của công dân. Chúng tôi - hãng luật hàng đầu tại Hà Nội với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn, cung ứng các dịch vụ pháp lý về đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân khi thực hiện quyền khiếu nại các Quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến đất đai, nhà ở, dự án, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cưỡng chế, giải phóng mặt bằng...; Đơn, hồ sơ Khởi kiện hành chính về Quyết định hành chính, hành vi hành chính..., Luật sư bảo vệ tại Tòa án... Với triết lý hoạt động: Tạo lập, nền tảng, vững bền, HÃNG LUẬT ANH BẰNG luôn cẩn trọng, nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng để đưa ra các tham vấn, phương án, giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng. Quý vị có bất kỳ vấn đề pháp lý bậm tâm nào về thực hiện quyền khiếu nại các Quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến đất đai, nhà ở, dự án, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cưỡng chế, giải phóng mặt bằng...; Đơn, hồ sơ Khởi kiện hành chính về Quyết định hành chính, hành vi hành chính..., Luật sư bảo vệ tại Tòa án...xin mời hãy liên hệ với chúng tôi để được các Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp và hoàn hảo. Đường dây nói tiếp nhận yêu cầu tư vấn: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 (Hành chính); Hotline: 0913 092 912 - 0982 69 29 12 (24/7) Ls Bằng.
Trân trọng.
Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư chuyên | Đại diện | Tranh tụng | Bảo vệ | Khiếu nại | Khởi kiện vụ án Hành chính...

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam