Điều kiện Bảo hộ đối với Tên thương mại.

ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI (THƯƠNG HIỆU).

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009). Tên thương mại là đối tượng của Quyền sở hữu công nghiệp (Sở hữu trí tuệ). Đây là một loại tài sản có giá trị của doanh nghiệp, do những lợi ích kinh tế mà tên thương mại mang lại nên người sử dụng và các chủ thể khác vì mục đích lợi nhuận có thể lợi dụng uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp để gây thiệt hại cho chủ sở hữu. Do vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tên thương mại (Thương hiệu), chủ sở hữu cần đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo đó tên thương mại muốn được bảo hộ thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Pháp luật.

Để được cấp văn bằng bảo hộ Tên thương mại cần đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Ví dụ: Với tên Công ty TNHH xây dựng ABC. Phần mô tả là “Công ty TNHH xây dựng”, phần phân biệt là “ABC”, phân biệt với “Công ty TNHH xây dựng XYZ”.
Tuy vậy, đối với một số tên của các cơ quan nhà nước và các tổ chức được quy định tại Điều 77 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại:

Điều 77. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.
Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.”
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Với quy định này, một tên thương mại muốn được bảo hộ phải đáp ứng đồng thời cả ba điều kiện trên. Nếu thiếu một trong ba điều kiện này thì tên thương mại sẽ không được bảo hộ. Việc đánh giá trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn được đánh giá đối với các tên thương mại trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh cũng như với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Việc đăng ký bảo hộ tên thương mại là rất cần thiết bởi tên thương mại chính là thương hiệu gốc của doanh nghiệp. Tên thương mại sẽ gắp liền với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển, là dấu ấn để khách hàng, đối tác phân biệt với các doanh nghiệp khác. Một khi đã sở hữu hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, chủ thể sở hữu sẽ được quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại đó trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và quảng cáo; chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó; yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm tên thương mại.

Trước đây, hầu hết các doanh nghiệp tập trung vào đầu tư cho các tài sản hữu hình như nhà máy, máy móc, tài chính, cơ sở hạ tầng… và xem đó như yếu tố tiên quyết trong việc tạo dựng thành công cho doanh nghiệp. Ngày nay, xu thế hội nhập quốc tế đã đem đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng không ít thách thức cạnh tranh, chính vì vậy, các doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về yếu tố quyết định sức mạnh của doanh nghiệp trên thương trường là: bảo vệ tài sản vô hình của doanh nghiệp từ các bí quyết kỹ thuật đến các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại…. và các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi sự sáng tạo, đổi mới của doanh nghiệp trên thực tế đã đem lại giá trị cao gấp nhiều lần cho các doanh nghiệp.

Chúng tôi, Hãng luật Anh Bằng - Anh Bang Law (Since 2007) chuyên sâu với nhiều năm hoạt động tư vấn trong lĩnh vực Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp cho các đối tượng: Nhãn hiệu, Tên thương mại, Logo, Bí mật kinh doanh, Kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý... Chúng tôi đã tư vấn, thực hiện đăng ký bảo hộ với hàng ngàn đơn đăng ký Quyền Sở hữu công nghiệp trên phạm vi các tỉnh thành cả nước, với đội ngũ Luật sư, chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi tự hào là Top những Hãng Luật hàng đầu và danh tiếng tại Hà Nội và Việt Nam về Sở hữu trí tuệ. Chúng tôi tự tin là Hãng luật cung cấp dịch vụ tư vấn giải pháp tối ưu, triệt để cũng như tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ Quyền Sở hữu công nghiệp nhanh gọn, chuẩn kết quả văn bằng bảo hộ. Quý khách có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp (Quyền Sở hữu trí tuệ) xin mời liên hệ: Điện thoại: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 (HC); Hotline 24/7: 0913 092 912 * 0982 69 2912 - Ls Bằng; 0906 222 161 Miss Hằng - Chuyên gia tư vấn SHTT.
Trân trọng.
Hãng Luật Anh Bằng | Tư vấn | Đăng ký | Bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp - SHTT | Triệt để, toàn diện | Nhanh chuẩn kết quả

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam