Hãng Luật Anh Bằng. Dịch vụ Bảo hộ Nhãn hiệu nhanh, chuẩn kết quả.

|  DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU, THƯƠNG HIỆU NHANH CHUẨN, ĐẢM BẢO KẾT QUẢ TẠI HÀ NỘI.

Vì sao nên đăng ký bảo hộ độc quyền Nhãn hiệu ?

Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Vì sao nên đăng ký bảo hộ độc quyền Nhãn hiệu?.
Pháp luật Việt Nam không quy định đăng ký nhãn hiệu là nghĩa vụ bắt buộc của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, doanh nhân sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên, việc đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu rất cần thiết và quan trọng. Bởi, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và đem lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu nhãn hiệu.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 6 Luật SHTT: Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Theo đó, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam theo quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ (hoặc quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp).

Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu đã đăng ký và được hưởng quyền đối với nhãn hiệu trong phạm vi bảo hộ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác.

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký đó cho các hàng hoá và dịch vụ đã đăng ký kèm theo. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhãn hiệu khai thác lợi ích thương mại đối với nhãn hiệu, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nhãn hiệu chống lại các hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Nếu người sử dụng nhãn hiệu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì không được công nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu đó (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) và không có độc quyền sử dụng nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu mà không đăng ký có thể có khả năng mất quyền sử dụng nhãn hiệu đó nếu các chủ sở hữu không chứng minh được quyền sở hữu khi có tranh chấp.

Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tuy không bắt buộc nhưng rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở pháp lý xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đó, ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như hàng hóa, dịch vụ giả, nhái, gây nhầm lẫn, tương tự, sao chép… và dành ưu thế khi xảy ra tranh chấp đối với nhãn hiệu đó. Bởi vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

|   DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU, THƯƠNG HIỆU, LOGO..

1.  Đặt tên Thương hiệu, tên sản phẩm, dịch vụ, tôn chỉ, phương châm, triết lý kinh doanh (slogan); xây dựng hệ thống bộ nhận diện Thương hiệu; thiết kế Logo, Nhãn hiệu, Nhãn mác…;

2. Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ của Nhãn hiệu, Bản quyền tác giả, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích… nhằm biết được trước khả năng bảo hộ để quyết định có nộp đơn đăng ký hay không. (Một đối tượng khi đăng ký bảo hộ có thời gian thẩm định khá lâu (ví như Nhãn hiệu có thể kéo dài trên một năm), nếu không biết được trước khả năng bảo hộ mà nộp đơn đăng ký thì khi bị từ chối sẽ dẫn đến nhiều thiệt hại cho các Doanh nghiệp: Tốn kém về chi phí, cơ hội kinh doanh, chi phí đầu tư (toàn bộ chi phí đăng ký và đặc biệt chi phí đầu tư sản xuất, quảng bá ban đầu bị tổn thất). Do vậy, việc tra cứu khả năng bảo hộ trước khi nộp đơn là rất quan trọng;

3. Mô tả đối tượng đăng ký, phân loại đối tượng và hàng hóa/dịch vụ theo Thỏa ước quốc tế;

4. Soạn thảo, Hoàn thiện Hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu, Bản quyền tác giả, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích… tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

5. Theo đuổi đơn đăng ký, trả lời, phản biện và/hoặc khiếu nại thông báo của cơ quan có thẩm quyền; giải quyết các phản đối của bên thứ ba;

6. Đăng ký quốc tế Nhãn hiệu, Thương hiệu theo Nghị định thư Madrid hoặc Thỏa ước Madrid; đăng ký nhãn hiệu ở các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng đồng Châu Âu và Hoa Kỳ….;

7. Tư vấn các hình thức bảo vệ và khai thác đối với tên thương mại, bí mật kinh doanh;

8. Theo dõi, cảnh báo các hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ (làm giả, làm nhái; gây tương tự, nhầm lẫn… cho khách hàng);

9. Tư vấn giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, khởi kiện liên quan đến đối tượng đăng ký Sở hữu trí tuệ;

10. Tư vấn, soạn thảo Hợp đồng chuyển giao công nghệ (Li-xăng); Hợp đồng nhượng quyền thương mại (Franchise) các đối tượng sở hữu trí tuệ. Hoàn tất các thủ tục pháp lý để đăng ký, phê duyệt các Hợp đồng đã nêu trên tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

11. Tư vấn cấp lại, duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ Văn bằng bảo hộ.

12. Đại diện Sở hữu trí tuệ.

Chúng tôi, cam kết cung cấp Dịch vụ về Sở hữu trí tuệ chuẩn mực; tư vấn chuyên sâu giải pháp tối ưu bảo hộ triệt để, toàn diện Nhãn hiệu, Thương hiệu và các yếu tố hàm chứa chất xám, sự khác biệt (quyền Sở hữu trí tuệ) trong sản phẩm, dịch vụ của Quý vị; đảm bảo nhanh, chuẩn về kết quả cấp văn bằng bảo hộ độc quyền bởi Nhà nước. Đường dây tiếp nhận yêu cầu tư vấn: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 (HC); 0913 092 912 - 0982 69 29 12 (24/7).

Trân trọng.
Hãng Luật Anh Bằng | Dịch vụ bảo hộ | Nhãn hiệu | Thương hiệu | Logo | Nhanh | Chuẩn | Kết quả | Văn bằng độc quyền

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam