Quy định về Quyền tác giả - Quyền phái sinh. Tư vấn bảo hộ Quyền tác giả - Quyền phái sinh.

|  QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TÁC GIẢ - QUYỀN PHÁI SINH | DỊCH VỤ LUẬT SƯ ĐĂNG KÝ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ (BẢN QUYỀN).

Để có thông tin tham khảo để chủ động tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với các tác phẩm tạo ra chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết với chủ đề sau “Quy định về quyền tác giả- quyền phái sinh”

Quyền tác giả theo quy định theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 SĐ, BS 2009 được định nghĩa như sau: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra và sở hữu.

Tuy vậy, không phải tất cả các tác phẩm đều được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả, chỉ những tác phẩm được quy định trong luật và đáp ứng điều kiện thì mới được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả và quyền phái sinh.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả như sau: (Điều 14 Luật SHTT).
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh)
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Các đối tượng sẽ không được bảo hộ quyền tác giả (Điều 15 Luật SHTT):
1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Vậy tại sao những đối tượng này không thuộc đối tượng bảo hộ về quyền tác giả? Căn cứ theo Nghị định 22/2018 NĐ-CP và các điều kiện để được bảo hộ một tác phẩm dưới dạng quyền tác giả thì có thể thấy các đối tượng trên không đáp ứng theo các quy định của luật cụ thể: Theo Điều 19 NĐ22/2018/NĐ-CP thì Tin tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo. Bên cạnh đó các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó cũng không được bảo hộ vì do những chủ thể có thẩm quyền ban hành, có nội dung là ý chí của nhà nước. Các quy định trong đó luôn luôn mang tính bắt buộc và được đảm bảo bằng quyền lực của nhà nước. Đặc trưng của các văn bản này là tính đại chúng, cần càng nhiều người biết càng tốt nên đương nhiên nó sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.

Vậy câu hỏi tiếp đặt ra để được bảo hộ quyền tác giả thì tác phẩm phải đáp ứng điều kiện nào?
Một tác phẩm được bảo hộ dưới quyền tác giả khi đáp ứng được 2 điều kiện sau:

Thứ nhất: Tính sáng tạo của tác phẩm: Hiệp định TRIPS và Công ước Berne đều không quy định cụ thể về tính sáng tạo mà dành quyền tự quyết cho các quốc gia trong xác định mức độ sáng tạo cần thiết để sản phẩm trí tuệ được bảo hộ quyền tác giả (Điều 10 (2) Hiệp định TRIPS và Điều 2 (5) Công ước Paris. Hai văn bản quốc tế quan trọng này đòi hỏi tính sáng tạo trí tuệ (intellectual creation) và được các quốc gia thành viên quy định là tính sáng tạo (creativity) hoặc tính nguyên gốc (originally). Việt Nam không quy định cụ thể về điều kiện sáng tạo để một sản phẩm trí tuệ được công nhận là tác phẩm. Tuy nhiên trên cơ sở quy định tại Điều 13 và Điều 14 Luật SHTT tính sáng tạo được hiểu là kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ trực tiếp của tác phải được tạo ra lần đầu tiên bởi tác giả và không sao chép từ các tác phẩm của người khác.

Thứ hai: Tác phẩm phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định: Mọi sản phẩm sáng tạo trí tuệ đều bắt đầu từ ý tưởng sáng tạo. Những ý tưởng này chỉ là từ duy nên con người chỉ có thể tiếp cận và hưởng trí của những ý tưởng sáng tạo nếu những ý tưởng sáng tạo được bộc lộ và chứa đựng dưới phương tiện và hình thức nhất định. Pháp luật quyền tác giả, do đó không bảo hộ ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng. Sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học chỉ được công nhận là tác phẩm nếu được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định (hay còn được gọi là vật chất hóa). Ví dụ tác phẩm thơ, truyện thể hiện dưới dạng những trang viết; tác phẩm điện ảnh dưới dạng những thước phim, tác phẩm tạo hình thể hiện dưới dạng hình khối, đường nét với các dạng vật chất như gỗ, đá,… Hình thức thể hiện của những sáng tạo trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật rất phong phú, đa dạng: từ lá cây, gỗ, đá, giấy đến đĩa bộ nhớ RAM máy tính, CD - ROM.

Như vậy, khi một tác phẩm đáp ứng được hai điều kiện trên thì sẽ được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Ngoài ra cần chú ý rằng Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện sự sáng tạo, chứ không bảo hộ nội dung của tác phẩm và Quyền tác giả được bảo hộ tự động không phụ thuộc vào việc đăng kí. Quyền tác giả xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả, không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào. Từ thời điểm tạo ra tác phẩm, tác giả đã được bảo hộ về mặt pháp lí và có các quyền của người sáng tạo mà không phụ thuộc vào việc có phải đăng kí hay không. Luật bảo hộ quyền tác giả của các nước đều quy định về việc bảo hộ tự động. Như vậy, pháp luật về quyền tác giả không quy định bắt buộc đối với các tác giả nghĩa vụ đăng kí và nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền tác giả, bởi quyền này là một loại quyền “ tuyên nhân”, quyền tự động phát sinh khi ý tưởng của tác giả đã được thể hiện dưới hình thức nhất định- tác phẩm. Việc đăng kí quyền tác giả không phải là căn cứ làm phát sinh quyền tác giả, mà chỉ giúp giảm nhẹ nghĩa vụ chứng minh ban đầu khi xảy ra tranh chấp.

Tác phẩm của bạn được bảo hộ quyền tác giả vậy phải làm gì để có thể khai thác một cách tốt nhất về quyền này? Trước hết bạn cần phải biết quyền tác giả bao gồm những quyền nào? Theo điều 18 LSHTT quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau:
1. Đặt tên cho tác phẩm;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tài sản bao gồm những quyền sau: (Điều 19 Luật SHTT).
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Bên cạnh đó, một trong những vấn đề cần phải chú ý đó là Thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Về vấn đề này được quy định như sau: ( Điều 27 Luật SHTT).
Đối với Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật SHTT được bảo hộ vô thời hạn.

Đối với quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật SHTT có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Hãng Luật Anh Bằng - Anh Bang Law là hãng luật chuyên sâu về Sở hữu trí tuệ. Chúng tôi có một đội ngũ Luật sư với hơn 10 năm kinh nghiệm, chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm thực tiễn tư vấn hàng nghìn vụ việc về thương hiệu, nhãn hiệu, bản quyền tác giả cho khách hàng tại Hà Nội và các tỉnh thành. Chúng tôi luôn nghiêm túc nghiên cứu, xem xét cẩn trọng nhu cầu của khách hàng để đưa ra các tham vấn, phương án, giải pháp đúng pháp luật, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi- HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007 để được tư vấn trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo. Đường dây nóng tư vấn: 0243.7.675.594 * 0913 092 912 * 0982 69 29 12 Ls Bằng | 0906 222 161 Miss Hằng - Chuyên gia tư vấn SHTT.
Trân trọng.
Hãng Luật Anh Bằng | Tư vấn | Đăng ký | Bảo hộ | Bản quyền | Nhãn hiệu | Thương hiệu | Lixăng | Franchise | Đại diện...

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam