Xâm phạm Quyền Sở hữu trí tuệ - Chế tài xử lý.

XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ - BIỆN PHÁP XỬ LÝ.

Cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ và sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế tri thức đã mở ra một kỷ nguyên mới của nhân loại. Sức lao động dần được giải phòng, thay vào đó là những chú robot, người máy sẽ làm những công việc nặng nhọc, độc lại..., chinh phục những vùng đất mà con người không thể đặt chân đến. Đó chính là sản phẩm của sự sáng tạo con người hay còn gọi là trí tuệ. Tuy nhiên, một sản phẩm của trí tuệ phát huy được hết giá trị của nó khi và chỉ khi sản phẩm đó có được sự bảo hộ của pháp luật bởi tình trạng “ ăn cắp” thành quả của người khác hiện nay dần trở nên thường nhật như là cơm bữa. Để hiểu rõ hơn chúng tôi xin gửi tới bạn đọc bài viết với chủ đề sau: “Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ- Biện pháp xử lý”

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng” ( Khoản 1 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 ( Luật SHTT)). Như vậy, quyền SHTT bao gồm 3 nhóm quyền chính. Quyền tác giảvà quyền liên quan đến tác giả; Quyền sở hữu công nghiệp; Quyền đối với giống cây trồng.

Tài sản vô hình - trí tuệ ngày càng khẳng định được vai trò của nó trong cuộc sồng. Nhất là ngày nay, khi dân số ngày càng tăng các loại tài nguyên đang dần cạn kiệt thì tài nguyên trí tuệ lại càng phát huy được thế mạnh của nó đó là vô hạn-sự sáng tạo không có điểm dừng. Có thể thấy ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Nhật... thì khối tài sản vô hình đang dần đảo ngược vị trí quyết định của khối tài sản hữu hình truyền thống bấy lâu nay. Một số nguyên thủ hay tổ chức SHTT thế giới đã khẳng định rằng: “Sở hữu trí tuệ- Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế và tạo nên sự thịnh vượng” (Kamil Idris: Nguyên Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.

Không chỉ vậy, đối với các doanh nghiệp,tài sản giờ không chỉ là nhà xưởng, nguyên vật liệu, sản phẩm…. mà tài sản vô hình (danh tiếng, thương hiêu, quyền sở hữu độc quyền về bí quyết, kiểu dáng…) đang ngày càng được chú trọng và chiếm ưu thế. Một nhãn hiệu có thể được định giá lên đến hàng tỷ đô la, hay một bản thiết kế thời trang lên đến triệu USD. Ví dụ từ những năm 1990: Nhãn hiệu “P/S” 5 triệu USD (1996), nhãn hiệu “Dạ Lan” 2,5 triệu USD (1997)…Như vậy, có thể kết luận rằng chính SHTT là một động lực phát triển mới đối với nhân loại nói chung và của chủ sở hữu nói riêng trong hiện tại và tương lai.

Thế nhưng, trên thực tế sự vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng nhiều. Nhất là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, dù sở SHTT đã được Nhà nước chú trọng và xây dựng hành lang pháp lý tương đối hoàn thiện, nhưng việc tự ý sử dụng các bản quyền, làm nhái thương hiệu, hay là “ăn cắp” các nhãn hiệu…. vẫn diễn ra một cách “ngang nhiên và công khai”. Không dừng lại ở đó, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới rất tinh vi và diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, nổi cộm hơn hẳn là sự vi phạm trên lĩnh vực sở hữu công nghiệp- một lĩnh vực đem lại lợi nhuận rất cao.

Nếu tác giả, chủ sở hữu trí tuệ không biết cách bảo vệ quyền SHTT của mình thì hậu quả khi bị xâm phạm là không thể lường: Mất thương hiệu mà bao năm do mình gây dựng, hàng hóa bị làm nhái, làm giả, người tiêu dùng thiếu sự tin tưởng vào doanh nghiệp, khó xây dựng được các chương trình truyền thông thương hiệu.....
Với tình trạng trên, các tác giả và chủ sở hữu “trí tuệ” cần phải tự biết cách bảo vệ tài sản “trí tuệ của mình”, một trong những biện pháp đảm bảo nhất đó là đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Đồng thời khi thấy sản phẩm của mình bị xâm phạm, chủ sở hữu có thể áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

- Biện pháp tự bảo vệ: khi có hành vi xâm phạm các chủ sở hữu áp dụng các biện phá như: biện pháp công nghệ nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền SHTT, yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính, công khai...
- Biện pháp dân sự: Tòa án áp dụng các biện pháp sau để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm QSHTT: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại...
- Biện pháp hành chính: Khi tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi được quy định tại khoản 1 điều 211 Luật SHTT thì sẽ bị xử phạm vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Biện pháp hình sự: Cá nhân khi thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cầu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự, ví dụ: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan ( Điều 225 BLHS), Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp(Điều 226 BLHS), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả ( Điều 192 BLHS)...
Chúng tôi, HÃNG LUẬT ANH BẰNG được thành lập từ năm 2007 tự tin là hãng luật có nhiều kinh nghiệm về tư vấn, tranh tụng liên quan đến các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; đến với Hãng Luật Anh Bằng, quý khách hàng sẽ được tư vấn chuyên sâu để đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, mang lại kết quả tốt nhất cho quý khách hàng trong các tranh chấp về quyền SHTT. Quý khách bận tâm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi- HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. (Since 2007) để được tư vấn trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo. Đường dây nóng tư vấn SHTT: 0243.7.675.594 - 0243.7.673.930 (HC): 0913 092 912 * 0982 69 29 12 * 0906 222 161(24/7) Ls Minh Bằng.

Hãng Luật Anh Bằng | Tư vấn | Đăng ký | Nhãn hiệu | Thương hiệu | Bản quyền | Lixăng | Franchise | Tranh chấp quyền SHTT

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam