TƯ VẤN THUẾ

| TƯ VẤN CÁC THỦ TỤC VỀ THUẾ, CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ, TÀI KHOẢN, HÓA ĐƠN, CÁC THỦ KHÁC SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP.

Từ khi có ý tưởng kinh doanh, đến thời điểm mở một doanh nghiệp và bước đầu đi vào hoạt động kinh doanh là khoảng thời gian mà các nhà khởi nghiệp, lãnh đạo của doanh nghiệp thường bận tâm và lo lắng nhất về nhiều vấn đề, trong đó vấn đề nổi cộm là nghĩa vụ Thuế nhà nước. Làm thế nào để hoàn thành nghĩa vụ với thuế và ngân sách nhà nước? Làm thế nào để không mắc sai phạm? Sau khi thành lập doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư doanh nghiệp sẽ phải làm gì tiếp theo? Không còn chỉ là ý tưởng kinh doanh nữa mà là tuân thủ theo quy định của pháp luật, vì vậy, không phải các nhà khởi nghiệp,nhà quản lý nào cũng nắm rõ các quy định về sắc thuế và nghĩa vụ thực thi, tuân thủ.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Việc phải làm đầu tiên của doanh nghiệp chính là:

Kê khai và nộp lệ phí thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải kê khai và nộp lệ phí thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc nếu Doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.Mức thuế môn bài theo quy định là 2.000.000 đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống và 3.000.000 đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ. Các doanh nghiệp thành lập từ sau tháng 6 trở đi thì sẽ nộp thuế môn bài nửa năm, đối với công ty có chi nhánh, địa điểm kinh doanh thì nộp lệ phí môn bài là: 1.000.000 đồng/năm.

Thứ hai: Treo biển tại trụ sở công ty.

Sau khi thành lập, công ty cần treo biển tại trụ sở công ty, biển công ty phải thể hiện thông tin về tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, và cách liên lạc với công ty. Tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống kiểm tra trụ sở sẽ thông báo doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở và không cho doanh nghiệp đăng ký phát hành, sử dụng hoá đơn. Ngoài ra, Đối với hành vi không treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1.000.000,đồng đến 3.000.000,đồng.

Thứ ba: Mở tài khoản ngân hàng.

Doanh nghiệp cần phải mở một tài khoản tại một ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng với Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư, đăng ký vànộp thuế điện tử. Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì việc cần có tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản và đăng ký nộp thuế điện tử là bắt buộc.

Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng:
- Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng có chữ ký của người đại diện công ty và dấu của công;
- CMND của người đại diện (bản sao công chứng);
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng);
- Thông báo đã đăng tải mẫu dấu con dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia;
- Điều lệ công ty.

Chú ý: Khi mở tài khoản ngân hàng cho công ty, một số ngân hàng còn yêu cầu thêm: Quyết định hoặc điều lệ thành lập công ty, và bắt buộc phải có kế toán trưởng, khi đó cần 1 bản sao công chứng CMND của kế toán trưởng. Cuối cùng doanh nghiệp mang hồ sơ xin mở tài khoản tới ngân hàng để hoàn thành thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho công ty và nhận số tài khoản - kích hoạt tài khoản cho công ty. Số dư tối thiểu trong tài khoản là 1.000.000,đồng.

Thứ 4: Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử.

Doanh nghiệp đặt mua chữ ký số và đăng ký sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ chứng thư số. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử. Giấy tờ cần chuẩn bị khi mua chữ ký số: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, CMND của người đại diện bản photo.

Thứ 5: In và đặt in hóa đơn.

Hóa đơn thể hiện doanh thu của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không có hóa đơn thì không khác gì một doanh nghiệp chết. Hơn nữa, điều đầu tiên khách hàng, đối tác quan tâm khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là hóa đơn Vat (Giá trị gia tăng). Vì vậy, việc sử dụng hóa đơn cũng là 1 vấn đề mà doanh nghiệp phải quan tâm.

Về hóa đơn, có nhiều loại nhưng hiện tại chia làm 3 loại chính:

Một là: Hóa đơn đặt in.
Khi sử dụng loại hóa đơn này, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục:
- Nộp đơn đề nghị sử dụng hoá đơn đặt in đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp
- Trong vòng 02 ngày kể từ ngày nộp đơn, cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ xuống kiểm tra trụ sở công ty và thông báo doanh nghiệp có được đặt in hoá đơn hay không.
- Sau đó doanh nghiệp liên hệ, đặt in hoá đơn và thông báo phát hành hóa ơn để sử dụng

Hai là: Hóa đơn mua của chi cục thuế quản lý trực tiếp.
Hình thức hóa đơn này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có độ rủi ro cao về thuế, doanh nghiệp đăng ký sử dụng phương pháp trực tiếp và hộ kinh doanh cá thể.

Ba là: Hóa đơn điện tử.
Đây là hình thức hóa đơn đang được cơ quan thuế khuyến khích sử dụng, về độ tiết kiệm, nhanh chóng và dễ dàng quản lý.Doanh nghiệp chỉ cần liên hệ nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử, đặt mua và có ngay 1 tài khoản dễ dàng sử dụng, quản lý.Tuy nhiên, có nhược điểm sử dụng là ngày giờ, tháng, năm phát hành hóa đơn được mặc định tại thời điểm lập, không thể thay đổi được.

Trên đây là các thông tin chi tiết, cần thiết sau khi thành lập xong doanh nghiệp cần và bắt buộc phải làm. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề trên, chúng tôi hi vọng nhận được sự phản hồi từ phía Quý Doanh nghiệp, Doanh nhân và các bạn qua đường dây nóng tiếp nhận yêu cầu tư vấn, hỗ trợ của Hãng luật Anh Bằng: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 (HC); 0982 69 29 12 - 0913 092 912 (24/7).

Trân trọng.

〉〉 Hãng Luật Anh Bằng | Tư vấn Thuế | Đăng ký MST | Đăng ký Hóa đơn | Đăng ký tài khoản | Báo cáo Thuế | Quyết toán Thuế ...

Share

Đường dây tư vấn nóng của HÃNG LUẬT ANH BẰNG

0913. 092. 912 - 0982 69 29 12
0243. 7.675.594 - 0243. 7. 673.930
luatsuanhbang@gmail.com
P.905, tầng 9 tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam